1 Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam.pdf (Trang 73 - 75)

I- Bối cảnh và dự báo khả năng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam

1.1. 1 Bối cảnh quốc tế

Cũng nh− các ngành công nghiệp khác, công nghiệp cơ khí của Việt Nam đang phát triển và lớn mạnh trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là:

- Xu h−ớng hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam. Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cam kết thực hiện tự do hoá th−ơng mại là cơ hội để hàng hoá Việt Nam nói chung và các sản phẩm cơ khí nói riêng có cơ hội đ−ợc l−u thông tự do trên thị tr−ờng các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu để tiếp cận nhanh chóng với khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ và hợp tác khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm cơ khí đáp ứng yêu cầu của thị tr−ờng mà không phải tốn thời gian, lao động và trí tuệ để nghiên cứu sản xuất tại chỗ.

Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, nền công nghiệp cơ khí chế tạo thế giới đã và đang lớn mạnh nhanh chóng, có cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ chế tạo ở trình độ cao, thị tr−ờng toàn cầu đã đ−ợc các tập đoàn công nghiệp cơ khí đa quốc gia lớn mạnh chiếm giữ. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức khi các doanh nghiệp và sản phẩm cơ khí Việt Nam phải đ−ơng đầu cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn, các doanh nghiệp cơ khí hàng đầu thế giới.

- Thế giới đang diễn ra xu thế chuyển dịch sản xuất các sản phẩm cơ khí cồng kềnh, tiêu tốn nhiều năng l−ợng, lao động, vật t− từ các n−ớc công nghiệp tiên tiến sang các n−ớc thứ ba.

Là n−ớc đang phát triển ở Đông Nam á và ở Châu á, Việt Nam có nhiều cơ hội để đón nhận chuyển giao sản xuất từ các n−ớc nói trên với điều kiện phải có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi và việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ đ−ợc cải thiện.

- Bên cạnh cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại do hội nhập đem lại, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nói riêng nhiều cơ hội mới hết sức to lớn để phát triển thị tr−ờng tiêu thụ.

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức th−ơng mại lớn nhất thế giới này đã giúp cho các sản phẩm cơ khí của Việt Nam đ−ợc cạnh tranh bình đẳng trên thị tr−ờng khu vực và thế giới, không phải chịu ảnh h−ởng của các rào cản về thuế khi thâm nhập vào thị tr−ờng các n−ớc nhập khẩu là các thành viên khác của WTO. Tuy nhiên, để chen chân đ−ợc vào các thị tr−ờng nhập khẩu các sản phẩm cơ khí lớn trên thế giới còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực marketing đối với các sản phẩm cơ khí của Việt Nam.

- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và toàn diện trong mọi lĩnh vực, lao động trong các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cơ khí của Việt Nam có nhiều cơ hội để đ−ợc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ và trình độ quản lý theo các ch−ơng trình hợp tác về đào tạo của khu vực và quốc tế để trở thành các kỹ s− cơ khí, các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành cho lĩnh vực cơ khí chế tạo. Ngoài ra, thông qua sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất cơ khí của các n−ớc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để học hỏi về vấn đề tổ chức sản xuất, tổ chức thị tr−ờng và phát triển xuất khẩu thông qua việc hợp tác đào tạo...

Nói cách khác, các cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong ASEAN và các cam kết thực hiện các quy định của WTO là cơ sở quan trọng để các sản phẩm cơ khí Việt Nam (đặc biệt là 3 nhóm sản phẩm lựa chọn) có cơ hội để cạnh tranh bình đẳng trên thị tr−ờng khu vực và quốc tế, tránh đ−ợc những thua thiệt do không đ−ợc h−ởng các −u đãi mà ASEAN, APEC, WTO... giành cho doanh nghiệp của các n−ớc đang phát triển hoặc chậm phát triển.

Hơn thế, việc tham gia các tổ chức và các Hiệp định th−ơng mại quốc tế, thực hiện các cam kết về hội nhập sẽ giúp cho các doanh nghiệp cơ khí

Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế có cơ hội để liên kết hợp tác và tham gia vào các mắt xích, dây chuyền sản xuất của các tập đoàn cơ khí lớn mạnh trên thế giới để có thị tr−ờng xuất khẩu và tiếp cận công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, để thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu đối với các sản phẩm cơ khí theo cam kết của Việt Nam nhằm hoàn thành AFTA và cam kết gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam cũng buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp, tập đoàn cơ khí lớn khi tham gia thị tr−ờng thế giới.

Đây là thách thức lớn mà ngành cơ khí nói chung và các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nói chung phải nhận thức rõ và có những giải pháp thích hợp để v−ợt qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)