Các tỉ số khả năng sinh lờ i:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 27)

Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt

động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủđểđánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị

thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận.

+ Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on sales – ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở

doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

+ Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

+ Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE)

Doanh thu thuần ROS = Lợi nhuận ròng (%) Tổng tài sản ROA ROS Lợi nhuận ròng = (%) Vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng (%) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = (Lần)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quảđầu tư của họ.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 18 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN MINH HẢI

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU: 3.1.1 Vị trí địa lý và diện tích tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam. Tháng 01 năm 1997, Cà Mau được tách ra từ tỉnh Minh Hải. Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 800 30' vĩđộ Bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 900 33' vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thới

Bình), điểm cực Đông 10500 24' kinh

Đông (thuộc xã Tân Thuận huyện

Đầm Dơi), điểm cực Tây 10400 43' kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển). Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự

nhiên tỉnh Cà Mau 5.211 km2, bằng 13,1% diện tích ĐBSCL và bằng 1,58% diện tích cả nước (Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau).

Hình : Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Qua 6 năm chuyển cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 11,24% thu nhập bình quân đầu người 2006 là 10.2 triệu (tương đương 640 USD) so với năm 2005. Tỷ trọng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp tăng từ 65,5% lên 84,4%. Qua đó, thủy sản tiếp tục được khẳng định là ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh năm 2006, chế biến hàng thủy sản XK đạt 66000 tấn tăng 12%. Kim ngạch XK đạt 580 triệu USD tăng 13,9% và chiếm 18% kim ngach XK cả nước.

Từ năm 2007 đến nay, tôm sú gần như bị “phớt lờ” trên thị trường xuất khẩu do đụng phải đối thủ khá “nặng cân” là tôm thẻ chân trắng (TTCT). Do nhiều nguyên nhân khách quan: thời tiết, con giống chưa đạt chất lượng… dẫn

đến sự cạnh tranh gay gắt giữa TTCT và tôm sú về giá cả, thị trường xuất khẩu, dẫn đến hậu quả tôm sú rớt giá liên tục, người dân gần như trắng tay. Nhằm đa dạng hoá mô hình sản xuất, giúp người dân gỡ thế “bí” từ con tôm, ngày 30/05/2008, UBND tỉnh đã ban hành quy định phát triển nuôi tôm TTCT trên địa bàn Cà Mau.

3.1.3 Tổng quan về tình hình thủy sản Cà Mau:

Cà Mau có biển bao quanh 3 phía, là một bán đảo xanh tươi, đầy sức sống và đang vươn mình hướng ra biển cả. Ngư trường rộng lớn mênh mông chính nơi

đây đã góp phần rất lớn đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt hàng tỷ USD mõi năm. Tỉnh nhiều năm liền đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy-hải sản, riêng trong năm 2005 đạt 509 triệu USD, là nơi có diều kiện rất tốt đểđầu tư

phát triển khai thác thủy-hải sản, dịch vụ phục vụ khai thác, chế biến thủy-hải sản, v.v… Hiện nay, thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh, trong đó tôm đông lạnh là sản phẩm hàng đầu có lợi thế cạnh tranh.

Cà Mau hiện có 24 doanh nghiệp chế biến XKTS với 30 nhà máy, tổng công suất thiết kế 131.000 tấn sản phẩm/năm. Tỉnh đã hình thành được nền công nghiệp chế biến thủy sản khá hiện đại với công nghệđạt tiêu chuẩn quốc tế, thiết lập được hệ thống bạn hàng tin cậy ở hơn 40 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng tôm Cà Mau đã xâm nhập mạnh vào những thị trường lớn, khó tính và

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 20 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

chế biến và XKTS trên 10%; chế biến hàng thủy sản xuất khẩu 85.000 tấn, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị kim ngạch xuất khẩu 640 triệu USD, tăng 7,7% so với năm 2007 (Vinanet, 2008).

Trong những năm qua công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Đây là những thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh. Nhiều băng chuyền, tủđông Block, nhiều dây chuyền chế

biến những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều được những nhà chế biến của Cà Mau nhập về. Nhờ vậy, công nghiệp chế biến thủy sản Cà Mau đã đạt trình độ

ngang tầm so với các nước trong khu vực. Nhiều DN có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu mạnh và có giá trị XK lớn. Điển hình là Cty XNK Thủy sản Minh Phú, Camimex, Cadovimex, Phú Cường, Quốc Việt… có giá trị XK hàng chục triệu USD mỗi năm… Có thể nói: Kim ngạch XK tăng nhanh trong những năm qua cho thấy thủy sản Cà Mau đã có chỗ đứng trên thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh. Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi đó còn có một số khó khăn. Từđầu năm 2008, các nhà máy CB thủy sản Cà Mau chỉ hoạt động được chưa tới 30% công suất. Tình trạng này được dự báo là sẽ còn kéo dài. Nguyên nhân do nguồn tôm sú nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong tháng 1/2008, giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau lên tới mức 160.000đ/kg (loại 20 con/kg), và 104.000đ/kg (loại 30 con/kg) ...

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Cà Mau, cuối năm 2007, những đợt triều cường dâng cao và ngập tràn trên diện rộng đã làm cho nhiều đầm tôm ở vùng ven biển của tỉnh này bị thất thoát tôm ra ngoài. Chẳng hạn, ở huyện Ngọc Hiển, nông dân đã bị thiệt hại tới 45% sản lượng sau các đợt triều cường. Ở các huyện khác nhưĐầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, tôm nuôi bị chết nhiều trong vụ vừa rồi cũng làm giảm đáng kể sản lượng thu hoạch. Mặt khác, thời điểm này, phần lớn các diện tích nuôi tôm ở Cà Mau đã thu hoạch xong, đang chuẩn bị vào vụ mới, nên sản lượng tôm còn trong dân là khá thấp.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Cà Mau cũng đang bị canh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp đến từ các tỉnh bạn. Giám đốc một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở thành phố Cà Mau, than thở “Từ

trước tết đến giờ, chúng tôi hầu như chỉ hoạt động cầm chừng nhưng chúng tôi vẫn phải làm để giữ chân công nhân. Bởi nếu đóng cửa nhà máy một thời gian thì họ sẽ bỏđi làm ở nơi khác hết” (Vinanet,2008).

3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY Minh Hải Jostoco: 3.2.1 Những thông tin chung về công ty: 3.2.1 Những thông tin chung về công ty:

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải

Tên giao dịch quốc tế: MINH HAI EXPORT FROZEN SEAFOOD PROCESSING JOINT- STOCK COMPANY.

Tên thương mại: MINH HAI JOSTOCO Nhãn hiệu công ty: JOSTOCO

Trụ sở chính: Số 09, đường Cao Thắng, Phường 8, Tp Cà Mau, tỉnh CÀ Mau.

Điện thoại: (84.780) 3.839.396 – 3.836.971 – 3828.278 – 3.831.134 Fax: (84.780) 3836.921 – 3.828.898

Email: sales@jostoco.com Website:www.jostoco.com

Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Việt Cường Q.Tổng giám đốc: Ông Lê Văn Lưu Số lượng CB- CNV: 1300

Lương bình quân: 2.087.000 đồng/tháng/người Logo:

Ngành nghề kinh doanh: Chế biến kinh doanh thủy sản xuất khẩu và nội

địa. Nuôi tôm, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản. Nhập nguyên liệu vật liệu, phụ

liệu, vật tưđể sản xuất hàng xuất khẩu. Nhập khẩu máy móc, thiết bị kinh doanh và phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô.

Ngoài ra, hiện nay công ty còn đầu tư vào nhà máy cá nước ngọt Hùng Cường (Vĩnh Long), công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Cường, Kiên cường (Kiên Giang) và đang xây dựng nhà máy sản xuất bao bì riêng. Ngoài ra,

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 22 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

cổ phiếu của Jostoco đang được giao dịch trên thị trường với tên giao dịch OTC- MHJ.

3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu xuất khẩu Minh Hải (MINH HAI JOSTOCO) chính thức được thành lập theo QĐ 466/UBND Tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau) và đi vào hoạt động từ năm 1995, sau thời gian ngắn thực hiện quyết định cổ phần hóa thí điểm phân xưởng 3 của công ty Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).

Đây là doanh nghiệp Nhà Nước được cổ phần hóa đầu tiên trong nghành thủy sản Việt Nam. Vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa là 10 tỷ đồng với 51% do Nhà Nước nắm giữ. Tổng sản lượng đạt khoảng 150 tấn thành phẩm/tháng.

Năm 1997, công ty đã được cấp Code EU DI 130 được NaFi QAVED chứng nhận điều kiện sản xuất đạt tiêu chuẩn HACCP.

Tháng 8 năm 2003, 51% cổ phần vốn Nhà Nước bán ra bên ngoài và chính thức trở thành công ty cổ phần 100% vốn sở hữu tư nhân. Với cơ chế thông thoáng của công ty cổ phần 100% vốn tư nhân, công ty đã tích cực đầu tư và tái cấu trúc vốn doanh nghiệp như cải tạo xây dựng mới 100% các phân xưởng, đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, tuyển dụng và đào tạo lao động lành nghề, phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm… Qua đó, nhanh chóng

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu kinh doanh. Công suất nhà máy tăng gấp 4 lần và sản lượng tăng lên 600 tấn thành phẩm/tháng. Năm 2005, đánh dấu một bước tăng trưởng ngoạn mục khi công ty quyết định tăng vốn lên 30.020..500.000

đồng. Ngay từđầu năm 2005, Công ty lập dự án đầu tư xây dựng mới Công ty cổ

phần CBTS và XNK Kiên Cường, và Công ty cổ phần CBTS và XNK Kiên Cường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trưởng của Minh Hải Jostoco. Việc đầu tư mở rộng

được sản xuất được thực hiện cùng với mạng lưới bán ra hầu hết các thị trường lớn của thế giới như: Mỹ, Nhật, EU, Canada, Úc…đồng thời tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhân lực. Minh Hải Jostoco chính thức trở thành một trong những công ty xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Với khẩu hiệu: “Minh Hải Jostoco luôn sẵn sàng đáp ứng mọi sự thoả mãn của khách hàng”. Công ty Cổ phần Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Minh Hải

đang khẳng định từng bước đi của mình trong sự phát triển và trên đường hội nhập.

3.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và nhiệm vụ của các phòng ban

Sơđồ cơ cấu tổ chức:

Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng với quy mô của công ty, mục tiêu chung nhằm trên cơ sở tổ chức quản lý gọn nhẹ, năng suất lao động cao, phân công việc đúng ngành nghề, chuyên môn được sắp xếp hợp lý và hiệu quả

mang lại càng cao. Nhiệm vụ của các phòng ban: Ä Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Hội đồng quản trịđứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ TÀI CHÍNH

GĐ NHÂN SỰ GĐ KINH DOANH

PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QL CHẤT LƯỢNG& CÔNG NGHỆ BAN ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT BAN KIỂM SOÁT

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 24 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

– Lập chương trình, kế hoạch của HĐQT.

– Giám sát quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT. – Chủ tọa họp Đại hội đồng cổđông.

Ä Ban kiểm soát:

Do Hội đồng cổ đông bầu ra nhằm giám sát và kiểm soát các hoạt động của Hội đồng quản trị. Hiện nay Ban Kiểm soát của Công ty có 4 người. Ban kiểm soát có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

– Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và trong ghi chép sổ sách kế

toán, điều hành hoạt động kinh doanh.

– Thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm về tính chính xác và trung thực trong các báo cáo quyết toán với Đại hội đồng cổđông.

– Kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tổ cơ cấu tổ chức quản lý và

điều hành hoạt động kinh doanh.

Ä Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc là người đại diện cho công nhân viên trong công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ phận chức năng xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng của đơn vị. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ với các đơn vị khách hàng nước ngoài thông qua các hoạt động kinh tế, đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, Tổng giám đốc có quyền hành điều hành và quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như đề bạc, khen thưởng hay kỉ luật. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên công ty.

Ä Các giám đốc chuyên môn:

Người đại diện ra các quyết định thi hành từ cấp trên và điều hành các hoạt động trong công ty, do quy mô hoạt động nên phân chia các giám đốc riêng, như giám đốc kinh doanh phục vụ và quản lý các hoạt động về kinh doanh của công ty; giám đốc nhân sự quản lý các hoạt động về tuyển dụng hoặc ngưng các hợp đồng của nhân viên…Tuy nhiên, để hoạt động của công ty càng năng động hơn thì ngoài việc hoạt động và chỉđạo thì các giám đốc này có quyền được hợp tác với nhau chỉđạo các phòng ban khác khi cần thiết.

Xây dựng kế hoạch tài chính, hoạch toán-kế toán, theo dõi công nợ, kê khai và quyết toán thuế, tổ chức nghiệp vụ hoạch toán, lập báo cáo tài chính, thống kê theo qui định của chếđộ kế toán. Ghi chép và hoạch toán chính xác, đầy

đủ, trung thực, kịp thời, xác định hiệu quả kinh doanh của công ty. Và báo cáo

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)