Ổn định nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 78 - 88)

Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nên đã làm cho giá nguồn nguyên liệu tăng cao và chất lượng nguồn nguyên liệu không

ổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty, để tránh được tình trạng này công ty nên:

ü Đầu tư xây dựng các ngư trường nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệu

đáp ứng cho công ty.

ü Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững: đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng và hợp chủng chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín và thương hiệu, chất lượng và giá thành sản phẩm.

ü Liên kết cộng động xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường: không sử dụng chất kháng sinh và hoá học bị cấm; khuyến khích sử dụng chế

phẩm sinh học; thực hành tốt GAP (Good Aquaculture Practice); bảo vệ môi trường.

Nguồn nguyên liệu hay bị nhiễm chất kháng sinh, hóa chất thì ta có thể

ngăn chặn bằng cách tư vấn và cung cấp những thông tin cho người dân để hạn chế tối đa dư lượng hóa chất.

Hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của hoạt động bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo nguyên liệu sạch cho xuất khẩu. Cần tích cực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến của thế giới trong nuôi trồng thủy sản và chế

biến, như GMP, GAP, HACCP... ; thực hiện việc kiểm soát chất lượng theo hệ

thống; hướng dẫn ngư dân và tìm biện pháp xử lý kiên quyết đối với người sản xuất vi phạm. Trong việc này, cần hết sức coi trọng vai trò của chính quyền cấp cơ sở, các tổ chức hội, hiệp hội địa phương.

5.1.4 Một vài giải pháp khác

Mở rộng thị trường

Tập trung và phát triển đẩy mạnh các kênh phân phối nội địa, phát triển mạng lưới ra nhiều tỉnh trên các địa bàn miền Bắc, Trung Đông, Tây Nguyên,

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 68 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

Đông Nam Bộ kết hợp với các hoạt động quảng cáo nhằm tăng sự nhận biết trong công chúng, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy doanh số nội địa. Đây là nơi chiếm tỷ

trọng cao trong tổng sản lượng của cả nước Từng bước nhân rộng triển khai sản phẩm ra thị trường nước ngoài ngày càng nhiều.

Lợi thế lớn nhất của Jostoco là được chứng nhận của quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm, do đó, Công ty cần phát huy những lợi thế này nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa và mở rộng thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều. Tập trung mở rộng thị trường, nhất là thị trường EU với những sản phẩm bán lẻở

các hệ thống phân phối lớn. Tiếp tục duy trì cũng cố các đầu mối thương mại

đang có, đặc biệt là đối tác từ Nhật Bản. Đồng thời xúc tiến việc khai thác thị

trườn như: Nga, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Úc…

Khai thác triệt để thế mạnh về mạng lưới hoạt động và thương hiệu, hình

ảnh của Jostoco trên địa bàn.

Thực hiện công tác tự chấn chỉnh; bên cạnh các công tác nhằm khai thác tiềm năng của khu vực, phát triển hoạt động kinh doanh, Công ty phải thường xuyên quan tâm và thực hiện công tác chấn chỉnh, không ngừng cũng cố và hoàn thiện tất cả các mặt hoạt động của Công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và

đảm bảo mục tiêu hoạt động của Công ty được an toàn và bền vững.

Liên kết, hợp tác với các nhà phân phối lớn ở các thị trường: xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối thuỷ sản Việt Nam tại nước ngoài.

Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm

Tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới như thủy hải sản xuất khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng thủy sản an liền xuất khẩu… nhằm đáp ứng tối đa thị hiếu khách hàng.

Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho

đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì thế những sản phẩm sản xuất ra cần phải kiểm tra lại phải phù hợp với tiêu chuẩn một mặt giúp Công ty

giảm các chi phí từ bán hàng, một mặt giữa uy tín cho Công ty để nâng cao thế

cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Công ty đang xây dựng nhà máy chế biến cá tại Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang. Qua đó, sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các sản phẩm về cá, mực và các nhiễm sắc thể khác.

Chiến lược đối tác

Trong những năm tới, nhằm hướng đến mộ sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Minh Hải Jostoco thực hiện việc tìm kiếm và hợp tác với các đối tác thông qua các hình thức góp vốn cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh. Các đối tác cần phát triển bao gồm:

- Các đối tác có tiềm năng và năng lực trong việc phát triển thị trường. - Các đối tác về tài chính, quản trị chiến lược.

- Các đối tác về công nghệ. - Các đối tác về nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công ty cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ. Vì con người là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty.

Có chính sách đãi ngộ nhân viên hấp dẫn như chính sách lương hợp lý, tổ

chức phong chào thi đua, với chính sách khen thưởng thích hợp để các bộ nhân viên luôn hoàn thành những nhiệm vụđược giao.

Chú trọng khâu tuyển dụng đầu vào: đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học…

5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:

Hiện nay trên thế giới quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan. Trước tình hình

đó, để tăng sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của Minh Hải Jostoco trên thị

trường thế giới, Công ty đã tiến hành nâng cao hệ thống chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất nhằm tiến tới xây dựng Minh Hải Jostoco trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành thủy sản tại Việt Nam và có uy tín trên thế

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 70 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

• Minh Hải Jostoco sẽ tiến hành mua lại và thành lập mới các Công ty thủy sản với tiêu chí đồng nhất về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

• Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng tối đa thị hiếu khách hàng.

• Từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác có liên quan và hỗ trợ mảng hoạt động kinh doanh chính là thủy sản.

• Tập trung mở rộng thị trường, nhất là thị trường EU với những sản phẩm bán lẻ với các hệ thống phân phối lớn.

• Tiếp tục duy trì và cũng cố các đầu mối thương mại đang có, đặc biệt là

đối tác từ Nhật Bản.

• Đẩy mạnh các kênh phân phối nội địa, phát triển mạng lưới ra nhiều tỉnh trên các địa bàn miền Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ kết hợp với các hoạt động quảng cáo nhằm tăng sự nhận biết trong công chúng, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy doanh số thị trường nội địa. Bên cạnh đó, Công ty còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các sản phẩm về cá, mực và các loài nhuyễn thể khác.

• Trong những năm tới, nhằm hướng đến một sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Minh Hải Jostoco thực hiện việc tìm kiếm và hợp tác với các đối tác.

Qua kết quả sản xuất kinh doanh từ 2007 - 2009, HĐQT và ban giám đốc công ty Minh Hải Jostoco xác định những chỉ tiêu kế hoạch cụ thểđểđưa công ty trở thành một trong những công ty thuỷ sản hàng đầu Việt Nam.

Bảng 5.1: NHỮNG CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CƠ BẢN TỪ NĂM 2010 – 2012:

Chỉ tiêu DVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sản lượng sản xuất Tấn 6.400 35.300 40.000 Doanh thu Tỷđồng 1.140 3.200 3.600 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 60 160 200 Lợi nhuận sau thuế Tỷđồng 23 40 50 Cổ tức %/VDL 15 20 22 Lực lượng lao động Người 1500 3.500 4.000 Lương bình quân công

nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng/người

/tháng 2.200.000 2.400.000 2.600.000 Lương bình quân gián tiếp Đồng/người

/tháng 3.500.000 3.800.000 4.200.000

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 72 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN:

Trong sự lớn mạnh của nền kinh tế hiện nay, cùng với việc hoà vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy những khó khăn và thử thách công ty cổ ph Minh Hải Jostoco là một trong những Công ty xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững cho mình với mục tiêu trở thành Công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước.

Qua việc tìm hiểu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Minh Hải Jostoco trong 3 năm qua thì ta thấy năm 2008 mặt dù chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng Công ty vẫn giữ được vị trí trong nhóm 10 công ty thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm liền tại Việt Nam. Năm 2009 chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm nên làm cho hiệu quả hoạt động của Công ty giảm hơn so với năm 2007 và 2008. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty chưa hiệu quả là do trong năm này Công ty đầu tư mua thêm tài sản để mở rộng hoạt động kinh doanh nên làm cho tài sản tăng nhưng doanh thu trong 3 năm giảm. Riêng về chỉ tiêu tài chính

đánh giá khả năng sinh lời của Công ty thì các chỉ số này có xung hướng tăng vào năm 2008 là do lợi nhuận năm này tăng nhưng đến năm 2009 thì các chỉ số

này giảm do lợi nhuận giảm. Do đó năm này Công ty hoạt động không hiệu quả

hơn so với năm 2007 và 2008.

Năm 2009, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là đang thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến trầm trọng, thế nhưng cho đến thời điểm này Công ty vẫn chưa cắt giảm lao động và họ vẫn làm việc bình thường, để đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho công nhân. Trong thời gian tới Công ty chủ trương việc đẩy mạnh chế biến các mặt hàng thuỷ sản mới, nhập khẩu tôm thẻ chân trắng nguyên liệu, tăng cường chế biến các loại mực, bạch tuột…nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Để giải quyết việc làm, giữ chân công nhân, nhất là công nhân đã

qua đào tạo, có tay nghề cao, chẳng những không cắt giảm lao động mà Công ty còn thông báo tuyển thêm lao động mới nhằm hướng tới mục tiêu tiếp tục mở

rộng sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn được làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò qua trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến trên thế giới, chính vì vậy, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác ngày càng tăng cao và sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Minh Hải Jostoco cũng chiếm một phần không nhỏ.

Tóm lại, công ty Jostoco đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị

trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay.

6.2 KIẾN NGHỊ:

6.2.1 Đối với nhà nước:

Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhân tố quyết định để tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hỗ

trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:

• Trước hết, nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu có được môi trường kinh doanh thuận lợi.

• Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, nâng cao năng lực sản xuất.

• Tổ chức nhiều những buổi giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ thủy sản

để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

• Nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng thủy sản để đáp

ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp.

• Điều tiết, bình ổn giá cả thị trường nguyên vật liệu, góp phần làm cho chi phí được ổn định (giá con giống, giá tôm nguyên liệu, thức ăn thủy sản….)

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 74 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

• Hướng dẫn kĩ thuật, tổ chức sản xuất và có chính sách hỗ trợ các nông hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và ngư dân trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vừa đảm bảo đầu ra ổn

định vừa cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

• Áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và tạo mối quan hệ

giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và với ngư dân và nông hộ.

6.2.2 Đối với công ty:

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương thì sự phấn đấu của công ty đóng một vai trò rất quan trọng:

• Nguyên liệu: tăng cường thu mua tôm nguyên liệu. Hiện nay, công ty thu mua chủ yếu thông qua đại lý. Cho nên biện pháp thưởng theo khối lượng thu mua cho đại lý là hữu hiệu nhất. Song, khi áp dụng phương pháp này công ty cần chú ý đến chất lượng nguyên liệu do các đại lý cung cấp. Vì các đại lý có thể chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng. Bên cạnh thu mua qua đại lý, công ty còn trực tiếp thu mua thông qua chợ thuỷ sản, thu mua trực tiếp của người nuôi tôm. Đối với đối tượng này công ty nên tổ chức hỗ trợ kỹ thuật nuôi sau đó bao tiêu sản phẩm. Công ty nên thường xuyên chú ý đến các đối thủ cạnh tranh để kịp thời điều chỉnh khi các đối thủ nâng giá tôm để cạnh tranh không công bằng. Đây cũng có thể xem là một trong các biện pháp dài hạn để công ty vừa chủđộng được nguyên liệu, vừa kiểm soát tốt chất lượng tôm. Thứ hai, biện pháp dài hạn mà công ty có thể thực hiện là: tổ chức vùng nguyên liệu riêng cho công ty. Hiện nay, nhiều công ty đã đi theo hướng này. Song, chi phí cho hoạt

động này là khá cao. Tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại là khả quan. Để thực hiện được biện pháp này công ty cần ước lượng, tính toán được nhu cầu nguyên liệu dùng trong những thời điểm nhất định, khả năng cung cấp của các đại lý thu mua, mùa vụ,… để tổ chức được nguồn nguyên liệu dù cho nhu cầu sản xuất của công ty. Sự kết hợp giữa thu mua và tổ chức nguồn nguyên liệu sẽ đảm bảo cho

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 78 - 88)