Tổng quan về tình hình thủy sản Cà Mau:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 30 - 32)

Cà Mau có biển bao quanh 3 phía, là một bán đảo xanh tươi, đầy sức sống và đang vươn mình hướng ra biển cả. Ngư trường rộng lớn mênh mông chính nơi

đây đã góp phần rất lớn đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt hàng tỷ USD mõi năm. Tỉnh nhiều năm liền đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy-hải sản, riêng trong năm 2005 đạt 509 triệu USD, là nơi có diều kiện rất tốt đểđầu tư

phát triển khai thác thủy-hải sản, dịch vụ phục vụ khai thác, chế biến thủy-hải sản, v.v… Hiện nay, thủy sản được xem là thế mạnh của tỉnh, trong đó tôm đông lạnh là sản phẩm hàng đầu có lợi thế cạnh tranh.

Cà Mau hiện có 24 doanh nghiệp chế biến XKTS với 30 nhà máy, tổng công suất thiết kế 131.000 tấn sản phẩm/năm. Tỉnh đã hình thành được nền công nghiệp chế biến thủy sản khá hiện đại với công nghệđạt tiêu chuẩn quốc tế, thiết lập được hệ thống bạn hàng tin cậy ở hơn 40 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng tôm Cà Mau đã xâm nhập mạnh vào những thị trường lớn, khó tính và

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 20 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

chế biến và XKTS trên 10%; chế biến hàng thủy sản xuất khẩu 85.000 tấn, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị kim ngạch xuất khẩu 640 triệu USD, tăng 7,7% so với năm 2007 (Vinanet, 2008).

Trong những năm qua công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Đây là những thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh. Nhiều băng chuyền, tủđông Block, nhiều dây chuyền chế

biến những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều được những nhà chế biến của Cà Mau nhập về. Nhờ vậy, công nghiệp chế biến thủy sản Cà Mau đã đạt trình độ

ngang tầm so với các nước trong khu vực. Nhiều DN có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu mạnh và có giá trị XK lớn. Điển hình là Cty XNK Thủy sản Minh Phú, Camimex, Cadovimex, Phú Cường, Quốc Việt… có giá trị XK hàng chục triệu USD mỗi năm… Có thể nói: Kim ngạch XK tăng nhanh trong những năm qua cho thấy thủy sản Cà Mau đã có chỗ đứng trên thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh. Đây là thành tựu lớn, khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất thúc đẩy các ngành nghề và kinh tế xã hội tỉnh phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi đó còn có một số khó khăn. Từđầu năm 2008, các nhà máy CB thủy sản Cà Mau chỉ hoạt động được chưa tới 30% công suất. Tình trạng này được dự báo là sẽ còn kéo dài. Nguyên nhân do nguồn tôm sú nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong tháng 1/2008, giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau lên tới mức 160.000đ/kg (loại 20 con/kg), và 104.000đ/kg (loại 30 con/kg) ...

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Cà Mau, cuối năm 2007, những đợt triều cường dâng cao và ngập tràn trên diện rộng đã làm cho nhiều đầm tôm ở vùng ven biển của tỉnh này bị thất thoát tôm ra ngoài. Chẳng hạn, ở huyện Ngọc Hiển, nông dân đã bị thiệt hại tới 45% sản lượng sau các đợt triều cường. Ở các huyện khác nhưĐầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, tôm nuôi bị chết nhiều trong vụ vừa rồi cũng làm giảm đáng kể sản lượng thu hoạch. Mặt khác, thời điểm này, phần lớn các diện tích nuôi tôm ở Cà Mau đã thu hoạch xong, đang chuẩn bị vào vụ mới, nên sản lượng tôm còn trong dân là khá thấp.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Cà Mau cũng đang bị canh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp đến từ các tỉnh bạn. Giám đốc một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở thành phố Cà Mau, than thở “Từ

trước tết đến giờ, chúng tôi hầu như chỉ hoạt động cầm chừng nhưng chúng tôi vẫn phải làm để giữ chân công nhân. Bởi nếu đóng cửa nhà máy một thời gian thì họ sẽ bỏđi làm ở nơi khác hết” (Vinanet,2008).

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)