Tình hình doanh thu theo cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 44 - 49)

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 34 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

Bảng 3.4: DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

DVT: 1000 USD

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Thị trường KNXK Tỷ trọng (%) KNXK Tỷ trọng (%) KNXK Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Mỹ 14.010,89 21,53 7.734,20 12,64 4.245,39 8,77 -6.276,69 55.20 -3.488,81 54.89 Nhật 20.920,07 32,15 29.038,09 47,46 18.495,12 38,19 8.118,02 138,80 -10.542,97 63.69 Châu Âu 9.570,74 14,71 6.667,33 10,90 13.289,43 27,44 -2.903,41 69.66 6.622,10 199,32 Khác (*) 20.565,57 31,61 17.740,95 29,00 12.403,62 25,61 -2.824,62 86.27 -5.337.33 69.91 Tổng cộng 65.067,27 100,00 61.180,57 100,00 48.433,56 100,00 -3.886,70 94.03 -12.747,01 79.16

(Nguồn phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Minh Hải)

Nhìn chung, qua 3 năm thì sản phẩm của công ty Minh Hải Jostoco điều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, thị

trường xuất khẩu vẫn còn nhiều bất ổn, giá cả biến động – giá xuất khẩu tương

đối còn thấp và việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng gay gắt làm cho doanh thu xuất khẩu của công ty liên tục giảm qua 3 năm.

Thị trường Nhật Bản

Dựa vào số liệu phân tích ở bảng 3.4 ta có thể nhận thấy Nhật Bản là thị

trường số một của Công ty, doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Nhật đứng đầu qua các năm.

Năm 2007 doanh thu sang Nhật đạt 20.920,07 ngàn USD chiếm tỷ lệ

32,15% trong toàn bộ doanh thu xuất khẩu năm 2007 của công ty. Đến năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên thành 29.038,09 ngàn USD tương đương 47,46% tổng doanh thu năm 2008. Nhưng sang đến năm 2009 doanh thu xuất khẩu sang Nhật giảm còn 18.495,12 ngàn USD chiếm tỷ lệ 38,19 % giảm hơn so với năm 2008 là 10.542,97 ngàn USD đạt 63.69% năm 2008.

Có thể nhận thấy nguyên nhân giảm doanh thu của công ty vào năm 2009 là do tình hình khủng hoảng kinh tế mà Nhật nằm trong quỹđạo đó nên nền kinh tế Nhật giảm sút. Do đó, chi tiêu của các hộ gia đình cũng bị giảm và hầu hết người dân ởđây đã chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn. Tuy nhiên, có thể do thói quen ăn uống và thị hiếu tiêu dùng, trong năm này, Nhật Bản vẫn đứng đầu về nhập khẩu tôm đông lạnh của Việt nam. Ngược lại doanh thu từ Nhật vào năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 8.118,02 ngàn USD tăng 38,8%. Sự tăng trưởng vào năm 2008 chính là nền kinh tế Nhật phục hồi trở lại sau khi giảm sục vào năm 2004, nền kinh tế trở nên sáng sủa hơn vào năm 2005 làm cho số lượng các mặt hàng thủy sản tăng trở lại. Năm 2005 hiệp hội nuôi tôm nhà nghề miền Nam Hoa Kỳđã trình đơn kiện các Công ty thủy sản của Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Barasil…bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Vì thế những nước bị kiện điều chịu ảnh hưởng của vụ kiện này không những vào thị trường Mỹ mà còn có các thị trường khác. Mặt khác, để tránh những rủi ro có thể xảy ra nên hầu hết các công ty thủy sản không muốn mặt hàng của mình tồn động nên

đã bán hàng loạt làm cho cung tôm lớn hơn cầu tôm. Do hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty đã nắm được những mối quan hệ từ khách hàng bằng

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 36 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

những chính sách thích hợp cũng như uy tín, thêm vào đó là việc đa dạng dòng sản phẩm và những sản phẩm thay thế phù hợp nên số lượng sản phẩm vào thị

trường Nhật năm 2008 tăng 138,80% so với 2007. Đây là năm mà doanh thu đạt rất cao từ thị trường Nhật.

Thị trường Nhật Bản trong nhiều năm qua vẫn là thị trường chiến lược của Công ty, doanh thu xuất khẩu sang Nhật luôn là một con số khá cao trong toàn bộ

doanh thu xuất khẩu của Công ty. Đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, việc xuất khẩu vào Nhật không khắc khe, khó chịu như Hoa Kỳ hay EU. Do đó, một trong những mục tiêu cụ thểđược Công ty đề ra thì Nhật vẫn là mục tiêu hàng đầu. Vì thế hiện nay, Công ty đang chủ động tìm tòi nghiên cứu cụ thể hơn về thị trường này nhằm mục đích để những sản phẩm của Công ty có thể xâm nhập vào Nhật với số lượng nhiều hơn, doanh thu cao hơn trong thời gian tới.

Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty. Năm 2007 doanh thu xuất khẩu vào thị trường Mỹđạt 14.010,89 ngàn USD chiếm tỷ trọng 21,53% tổng doanh thu. Nhưng đến năm 2008 doanh thu xuất khẩu vào Mỹ còn 7.734,20 ngàn USD (chiếm 12,64% trong toàn bộ doanh thu xuất khẩu năm 2008) giảm 6.276,69 ngàn USD so với năm 2007, đến năm 2009 thì việc xuất khẩu vào Mỹ giảm mạnh và doanh thu từ

thị trường này còn 4.245,39 ngàn USD (chiếm tỷ trọng 8,77% tổng doanh thu năm 2009). Doanh thu liên tục giảm qua 3 năm, năm 2008 đạt 55.20% so với năm 2007, năm 2009 đạt 54.89% năm 2008. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ

của Mỹ bị giảm sút. Do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của thị trường này giảm, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, đồng USD của Mỹ liên tục bị mất giá so với các

đồng tiền khác và cùng với việc khủng hoảng kinh tế làm cho sản lượng thủy sản xuất khẩu có những biến động và bị giảm sút. Mặt khác, Mỹ là một “khách hàng” tương đối khó tính, sản phẩm nhập khẩu vào Mỹđược kiểm nghiệm rất khắc khe. Thêm vào đó, những vụ kiện bán phá giá của Mỹ dành cho Việt Nam đã tạo nên rào cản thương mại cho hàng hoá Việt Nam.

Mặt dù tình hình xuất khẩu của Công ty ở thị trường Mỹ gặp không ít những khó khăn nhưng bên cạnh đó, Việt Nam nói chung và Công ty Jostoco nói

riêng vẫn có được sựđồng tình từ các doanh nghiệp lớn trên nước Mỹ, vừa qua các Công ty Mỹđánh giá Việt Nam là một thị trường ổn định tăng trưởng nhanh và nhiều hứa hẹn, điều đó cũng đem đến cho công ty Jostoco nhiều cơ hội tốt.

Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ ngày càng nhiều thì Công ty phải có thật nhiều biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến các vụ kiện cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến

động giá cả về thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Bên cạnh đó, công ty cũng cần thực hiện công tác quản lý chất lượng chặt chẽ hơn ngay từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, hãy” nói không với tôm bơm tạp chất”, đồng thời cũng giám sát kỹ khâu chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm.

Thị trường EU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường EU được đánh giá đây là thị trường khó tính nhất, nhưng khi một Công ty nào xâm nhập được vào thị trường này thì chứng tỏ được vị thế

cũng như uy tín để phát triển vượt qua các rào cản kỹ thuật rất cao.

Hàng xuất khẩu qua EU rất nhạy cảm, có thể bị trả lại rất nhiều. Do đó, trước những vấn đềđó Công ty đã xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng của EU để xuất khẩu được các mặt hàng của mình. Với những điều đã xây dựng, năm 2007 doanh thu xuất khẩu sang EU là 9.570,74 ngàn USD chiếm 14,71% trong toàn bộ tỷ trọng xuất khẩu của Công ty trong năm 2007 thì đến năm 2008 doanh thu sang thị trường này còn 6.667,33 ngàn USD giảm so với năm 2007 là 2.903,41 ngàn USD, đến năm 2009 thì việc xuất khẩu vào thị trường này được phục hồi trở lại và doanh thu năm 2009 là 13.289,43 ngàn USD chiếm 27,44% tỷ

trọng xuất khẩu của Công ty năm 2009 và tăng 6.622,1 ngàn USD. Doanh thu năm 2008 đạt 69.66% năm 2007 nhưng đến năm 2009 doanh thu đạt 199.32 % năm 2008 tức là đã tăng xấp xỉ 2 lần. chững tỏ công ty đã có nhiều cải tiến về

mọi mặt để thoả mãn được những yêu cầu khắc khe của thị trường này. Để có những kết quả này ngoài chất lượng sản phẩm Công ty còn chú trọng về bao bì, mẫu mã, đặc biệt từ vụ kiện bán phá giá tôm cuối năm 2004 nên bắt đầu từ năm 2005 Công ty chủ động chọn EU là thị trường để đưa những sản phẩm vào thị

trường này bằng việc đưa những sản phẩm chất lượng cao, bao bì bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 38 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thì trường này thì Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức các hoạt

động xúc tiến thương mại như hội trợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để

giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Tây Ban Nha, Pháp…

Thị trường ở các nước khác

Đó là Australia, Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số

nước khác. Đây là thị trường chiếm tỷ trọng tương đối thấp, không đòi hỏi những rào cảng kỹ thuật cao nhưng giá rất thấp. Từ số liệu phân tích ở bảng3.4 ta có thể

thấy được doanh thu năm 2007 là 20.565,57 ngàn USD chiếm 31, 61% đến năm 2007 doanh thu sang các thị trường này là 17.740,95 ngàn USD giảm 2.824,62 ngàn USD so với năm 2007 tương đương giảm 13,73% nhưng đến năm 2009 doanh thu còn 12.403,62 ngàn USD giảm 5.337,33 ngàn USD so với năm 2008 tương đương giảm 30,09%. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ của các thị

trường này bị giảm. Trong đó, phần lớn Trung Quốc nhập khẩu thủy sản chủ yếu phục vụ cho mục đích chế biến để tái xuất, để xuất khẩu sang Mỹ nhưng sau khi Mỹđã áp dụng lệnh cấm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc nên sản lượng thủy nhập vào nước này giảm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 44 - 49)