Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 34 - 37)

Sơđồ cơ cấu tổ chức:

Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng với quy mô của công ty, mục tiêu chung nhằm trên cơ sở tổ chức quản lý gọn nhẹ, năng suất lao động cao, phân công việc đúng ngành nghề, chuyên môn được sắp xếp hợp lý và hiệu quả

mang lại càng cao. Nhiệm vụ của các phòng ban: Ä Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Hội đồng quản trịđứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ TÀI CHÍNH

GĐ NHÂN SỰ GĐ KINH DOANH

PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QL CHẤT LƯỢNG& CÔNG NGHỆ BAN ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT BAN KIỂM SOÁT

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 24 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

– Lập chương trình, kế hoạch của HĐQT.

– Giám sát quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT. – Chủ tọa họp Đại hội đồng cổđông.

Ä Ban kiểm soát:

Do Hội đồng cổ đông bầu ra nhằm giám sát và kiểm soát các hoạt động của Hội đồng quản trị. Hiện nay Ban Kiểm soát của Công ty có 4 người. Ban kiểm soát có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

– Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và trong ghi chép sổ sách kế

toán, điều hành hoạt động kinh doanh.

– Thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm về tính chính xác và trung thực trong các báo cáo quyết toán với Đại hội đồng cổđông.

– Kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tổ cơ cấu tổ chức quản lý và

điều hành hoạt động kinh doanh.

Ä Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc là người đại diện cho công nhân viên trong công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ phận chức năng xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng của đơn vị. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ với các đơn vị khách hàng nước ngoài thông qua các hoạt động kinh tế, đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, Tổng giám đốc có quyền hành điều hành và quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như đề bạc, khen thưởng hay kỉ luật. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên công ty.

Ä Các giám đốc chuyên môn:

Người đại diện ra các quyết định thi hành từ cấp trên và điều hành các hoạt động trong công ty, do quy mô hoạt động nên phân chia các giám đốc riêng, như giám đốc kinh doanh phục vụ và quản lý các hoạt động về kinh doanh của công ty; giám đốc nhân sự quản lý các hoạt động về tuyển dụng hoặc ngưng các hợp đồng của nhân viên…Tuy nhiên, để hoạt động của công ty càng năng động hơn thì ngoài việc hoạt động và chỉđạo thì các giám đốc này có quyền được hợp tác với nhau chỉđạo các phòng ban khác khi cần thiết.

Xây dựng kế hoạch tài chính, hoạch toán-kế toán, theo dõi công nợ, kê khai và quyết toán thuế, tổ chức nghiệp vụ hoạch toán, lập báo cáo tài chính, thống kê theo qui định của chếđộ kế toán. Ghi chép và hoạch toán chính xác, đầy

đủ, trung thực, kịp thời, xác định hiệu quả kinh doanh của công ty. Và báo cáo trực tiếp về hoạt động tài chính-kế toán cho giám đốc tài chính thường xuyên.

Phân phối quản lý sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, đảm bảo cho việc kinh doanh liên tục, giúp Ban giám đốc thấy rõ tình hình tài chính, thực hiện sản xuất kinh doanh, từđó đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

Ä Phòng nhân sự:

Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động theo đúng công việc, xây dựng cơ cấu bộ máy, giải quyết các vấn đề nội bộ về hành chính. Tổ chức quản lý thực hiện an toàn lao động.

Ä Phòng kinh doanh

Tham mưu cho tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc kinh doanh về chiến lược và chính sách sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới để phát triển thị trường.

Đàm phán hợp đồng và duy trì phát triển khách hàng, cập nhật các thông tin và diễn biến thị trường.

Tiếp nhận các khiếu nại, phản hồi của khách hàng, phối hợp tổ phục vụ

khách hàng để giải quyết trong thời gian sớm nhất tùy từng trường hợp cụ thể. Trường hợp ngoài thẩm quyền thì trình lên Ban giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo. riêng các trường hợp về báo giá và những yêu cầu cần thiết của khách hàng phải giải quyết ngay.

Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, đàm phán và ký kết hợp đồng, theo dõi thông tin giá cả thị trường, những biến động thị trường, đồng thời quản lý các danh mục đầu tư theo yêu cầu như cổ phiếu…, nắm thông tin và

đưa ra các kế hoạch trình lên ban lãnh đạo.

Ä Phòng quản lý chất lượng và công nghệ

Cung cấp qui trình công nghệ kịp thời đến bộ phận điều hành sản xuất và các bộ phận có liên quan. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo các chương trình đang áp dụng.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 26 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về sản phẩm của phòng kinh doanh, đơn

đặt hàng, hợp đồng, lệnh sản xuất hoặc mẫu do phòng kinh doanh cung cấp, tiến hành nghiên cứu và lập nên qui trình công nghệ có liên quan. Xây dựng và hướng dẫn cho các bộ phận có liên quan về qui trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, kiểm tra các định mức tiêu hao và tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại vật tư, nguyên phụ kiện, đểđưa vào sản xuất.

Ä Ban điều hành sản xuất:

Quản lý và điều động toàn bộ công nhân khối sản xuất phục vụ sản xuất thu mua nguyên liệu, đảm bảo hàng sản xuất đúng khối lượng, chất lượng. Kiểm soát và quản lý nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm nhập kho.

Phản ánh về ban giám đốc kịp thời tình hình biến động về chất lượng, số

lượng, giá cả của nguyên vật liệu, quản lý định mức trong chế biến và thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc phân công.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)