Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 56)

Để có thểđánh giá đầy đủ, chính xác tình hình tài chính của công ty, ta cần phân tích các chỉ tiêu tài chính. Từ các chỉ tiêu này, ta có thể thấy rõ khả năng phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn của công ty, vạch rõ khả

năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sởđó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 46 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

Dựa vào phần cơ sở lý luận, ta có được bảng tổng hợp các tỷ số tài chính phục vụ cho việc phân tích sau:

Bảng 3.8 : PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH QUA 3 NĂM 2007-2009

2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % 1.Các tỉ số về khả năng thanh khoản (lần) Tỉ số thanh toán hiện thời 1,07 1,26 1,35 0,19 117,75 0,09 107,14 Tỉ số thanh toán nhanh 0,71 1,51 1,09 0,80 212,67 -0,42 72,19 2.Các tỉ số hiệu quả hoạt động (lần) Tỉ số vòng quay hàng tồn kho 4,19 3,82 2,98 -0,37 91,17 -0,84 78,01 Vòng quay tổng tài sản 3,80 2,04 1,69 -1,76 53,68 -0,35 82,84 3. Các tỉ số quản trị nợ (lần) Tỉ số nợ trên tổng tài sản 1,11 0,61 0,59 -0,5 54,95 -0,02 96,72 Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,49 1,05 1,02 -1,44 42,17 -0,03 97,14 4. Các tỉ số khả năng sinh lời (%) Tỉ số lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) 1,95 6,25 0,42 4,3 320,05 -5,83 6,72 Tỉ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản (ROA) 7,42 12,77 0,70 5,35 172,10 -12,07 5,48 Tỉ số lợi nhuận ròng/vốn CSH (ROE) 16,58 21,81 1,22 5.23 131,54 -20,59 55,94

3.6.1 Phân tích các tỉ số thanh khoản:

Bảng 3.9 : PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ THANH KHOẢN

(DVT: 1000đ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản lưu động 330.753.289 363.292.597 357.214.950 Hàng tồn kho 231.020.589 187.055.262 156.398.576 Nợ ngắn hạn 309.115.224 288.327.458 264.603.667 Tỉ số thanh toán hiện thời (lần) 1,07 1,26 1,35 Tỉ số thanh toán nhanh (lần) 0,71 1,51 1,09

(Nguồn phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Minh Hải)

a. Tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu

động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện thời thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời năm 2008 cao hơn năm 2007 là 0,19 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2008 khả

năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động tăng lên. Nguyên nhân trong năm 2008 thì tài sản lưu động của công ty tăng và nợ ngắn hạn giảm, vì thế tỷ số thanh toán hiện thời tăng lên. Đến năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 1,35 (lần) .

b. Tỷ số thanh toán nhanh

Năm 2007 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 0,71 (lần) có nghĩa là một

đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 0,71 đồng tài sản quay vòng nhanh. Đến năm 2008 thì tỷ số này tăng 0,8 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn

được đảm bảo bằng 1,51 đồng các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, nhưng đến năm 2009 thì tỷ số này giảm 0,42 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 48 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh 3.6.2 Phân tích các tỉ số quản trị nợ Bảng 3.10 : PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ QUẢN TRỊ NỢ (DVT: lần ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng nợ phải trả (1000đ) 326.163.393 304.794.371 288.327.458 Tổng tài sản (1000đ) 293.155.534 496.039.739 488.737.599 Vốn chủ sở hữu (1000đ) 131.242.901 290.467.481 281.520.836 Tỉ số nợ/ TTS (lần) 1,11 0,61 0.59 Tỉ số nợ/Vốn CSH (lần) 2,49 1,05 1.02

(Nguồn phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Minh Hải)

a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản :

Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.11 lần, điều này cho thấy trong năm 2008 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong năm 2006 giảm 19.476.841 ngàn đồng so với năm 2005.

Đến năm 2009 tỷ số này tiếp tục giảm 0,072 lần so với năm 2006. Nguyên nhân trong năm 2007 nợ phải trả của công ty còn thiếu là 127.892.516 ngàn đồng tăng 82.427.383 ngàn đồng, trong khi đó tổng tài sản tăng lên 413.961.059 ngàn

đồng. Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt.

b. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu :

Qua bảng số liệu, ta thấy hệ số nợ và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đã tiến hành tái cấu trúc lại nguồn vốn bằng cách tăng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm bớt vốn vay. Điều này sẽ giúp cho khả năng thanh toán dài hạn thuận lợi hơn. Cụ thể là:

Năm 2007 hệ số này bằng 2,49 tức là các chủ nợ cung cấp cho doanh nghiệp 2.49 đồng ứng với mỗi đồng bỏ ra của doanh nghiệp. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 2.49 lần của bản thân doanh nghiệp.

Năm 2008 hệ số này là 1,05. Hệ số đã giảm 1,44 tương đương 42,17% năm 2007.

Năm 2009, hệ số giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm nhưng tốc

độ thấp hơn năm trước, cụ thể là , giảm đi 0.03 tương đương 97,14% năm 2008. Do nợ phải trả giảm và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên.

Tóm lại, ta thấy đến cuối thời điểm năm 2009, tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thấp hơn.

3.6.3 Phân tích tỉ số hiệu quả hoạt động a. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho a. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì vậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả

năng thanh toán của đơn vị. Mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trường hay không. Ta có bảng sau Bảng 3.11 : TỶ SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO (DVT:1000đ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá vốn hàng bán 967.919.928 901.961.459 765.287.352 Hàng tồn kho 231.020.589 236.115.565 256.398.576 Tỉ số vòng quay HTK (lần) 4.19 3.82 2.98

(Nguồn phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Minh Hải)

Ta nhận thấy rằng, tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0.37 vòng. Đến năm 2009 tỷ số này lại giảm xuống thêm 0.84 vòng, tương đương 13,426 vòng. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán luôn biến

động và chính sách tồn kho của công ty không ổn định.

Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm liên tục qua các năm. Các tỷ số này thấp cho thấy công ty quản lý hàng tồn kho không hiệu quả. Bởi vì

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 50 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho và ngược lại.

b. Vòng quay tổng tài sản

Bảng 3.12: TỶ SỐ VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN

(DVT: 1000đ)

(Nguồn phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Minh Hải)

Năm 2007 một đồng tài sản của Công ty tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được 3,80 đồng doanh thu, năm 2008 thì hệ số này giảm tức là một đồng tài sản của Công ty tham gia vào sản xuất thu được 2,04 đồng doanh thu (doanh thu giảm 6,59%, khi đó tổng tài sản tăng 69,21%), đến năm 2009 hệ số này giảm còn 1,69 đồng doanh thu, nguyên nhân giảm ởđây là do doanh thu giảm hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản. Điều này thể hiện Công ty sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Hệ số T/s vòng quay TTS còn là chỉ số xem xét xem Công ty hoạt động có hết công suất hay không? Và có thể mở rộng kinh doanh hay không nếu không

đầu tư thêm vốn?. Theo phân tích ở bảng 4.5 thì chỉ số này luôn giảm dần, năm 2009 hệ số này giảm hơn năm 2007 và 2008,do đó năm này Công ty đã hoạt

động với công suất không cao. Các năm 2007 – 2009 hệ số đã giảm là Công ty chủ động mua thêm tài sản cố định, tăng tài sản lưu động do đó Công ty dễ dàng mở rộng sản xuất cũng như tăng công suất để sản xuất thêm.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần 1.113.649.211 1.013.190.783 824.332.856

Tổng tài sản 293.155.534 496.039.739 488.737.599

3.6.4 Phân tích tỉ số khả năng sinh lời:

Bảng 3.13 : TỶ SỐ (ROS), (ROA) VÀ(ROE) CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007-2009 Chỉ tiêu DVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận 1000đ 21.757.771 63.347.367 3.431.844 Tổng doanh thu 1000đ 1.126.080.234 1.051.773.960 846.998.461 Tổng Tài Sản 1000đ 293.155.534 496.039.739 488.737.599 Vốn chủ sở hữu 1000đ 131.242.901 290.467.481 281.520.836 LN/DTT (ROS) % 1,95 6,25 0,42 LN/TS (ROA) % 7,42 12,77 0,70 LN/Vốn CSH (ROE) % 16,58 21,81 1,22

(Nguồn phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Minh Hải)

a. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu: (ROS)

Qua số liệu bảng 3.13, ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua ba năm (2007-2009) tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2008 có tỷ số là 6,25% và sang năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống rất nhiều so với hai năm trước chỉ còn 0,42%.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2007 là 1,95%, tăng lên 6.25% trong năm 2008, tức năm 2008 tăng so với năm 2007 là 4,30%. Tỷ số này cho thấy Công ty đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình doanh thu có dấu hiệu khả quan. Trong năm 2007, cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 1,95 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu đã tăng lên 6,25 đồng lợi nhuận. Sự tăng lên của tỷ số này chứng tỏ lượng hàng hóa xuất khẩu của Công ty được tiêu thụ nhiều hơn, điều đó cho thấy hoạt

động kinh doanh của Công ty có triển vọng tốt. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì chỉ

tiêu này giảm xuống còn 0,42%, cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty chỉ thu được 0,42 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm vì sản lượng mặt hàng thủy sản của Công ty tiêu thụ chậm lại và các thị trường tiêu

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 52 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh

thụ thủy sản của Công ty cũng không ổn định, đặc biệt là thị trường Nhật, Mỹ.

Để cải thiện tỷ số này có thể dựa vào khả năng kiểm soát chi phí, còn biện pháp tác động vào giá cả là khó thực hiện, vì việc điều chỉnh giá phải được quyết định của cơ quan cấp trên.

b. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: (ROE)

Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là mối quan tâm của các nhà

đầu tư để dó một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Tỷ

suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khả quan hơn so với hai tỷ số trên. Cụ thể: năm 2007 là 16,58%, năm 2008 là 21,81%, năm 2009 là 1,22%. Năm 2007 cứ

100 đồng vốn thì có 16,58 đồng lợi nhuận nhưng năm 2008 thì 100 đồng vốn tự

có đã tạo ra được 21,81 đồng lợi nhuận, tăng 5,23 đồng so với năm 2007. Nhưng

đến năm 2009 khối lượng sản phẩm của công ty giảm nên lợi nhuận của công ty cũng giảm hơn so với năm 2008. Chính vì vậy, tỷ số (ROE) của Công ty trong năm 2009 giảm còn 1,22%, nghĩa là với 100 đồng vốn tự có chỉ thu được 1,22

đồng lợi nhuận, giảm nhiều so với năm 2008. Vì vậy, Công ty cần phải có một biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận cho Công ty và nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho Công ty.

c. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng 4.6 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có phần tương đối hơn (ROS) nhưng vẫn thấp hơn so với (ROE) Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty tăng không đều qua các năm. Cụ

thể năm 2007 tỷ suất này đạt 7,42 đồng lợi nhuận và đến năm 2008 thì 100 đồng tài sản công ty tạo ra 12.77 đồng lợi nhuận, tức tăng 5,35 đồng so với năm 2007.

Đến năm 2008 tỷ số này giảm 12,07 đồng so với năm 2007, nghĩa là 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 0,70 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy do công tác quản trị tài sản

chưa thật hiệu quả và cùng với sự giảm sút của doanh thu đã làm cho thu nhập trên mỗi đồng tài sản giảm, tốc độ tăng tài sản lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận ròng, do đó đẫn đến kết quả là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm. Do đó trong những năm tới công ty cần phải nâng cao việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả

GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh - 54 - SVTH: Trương Thị Như Huỳnh CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN

XUẤT KHẨU MINH HẢI

4.1 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Áp dụng công thức:

LNĐV = ĐG – GVHB – CPBH – CPQL Lợi nhuận của Công ty năm i là : LN = ∑QixLNĐVi Trong đó: LNĐV: Lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm

ĐG: Đơn giá

GVHB: Giá vốn hàng bán

CPBH, CPQL: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý

Bảng 4.1: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN/ĐƠN VỊ SẢN PHẨM NĂM 2007

Sản phẩm KL SPTT (tấn) ĐG (đ) GV (đ) CP BH (đ) CP QL (đ) LNĐV (đ) Sú IQF 3.892,66 168.759 150.873 6.461 657 10.768 Sú Nobashi 87,98 146.981 131.606 5.636 573 9.166 Sú Nguyên con 1.247,68 162.967 146.093 6.257 636 9.981 Sú vỏ 927,59 201.121 180.661 7.737 787 11.936 Sú PD Block 161,17 129.670 116.004 4.968 505 8.193 Thẻ, Chì PD & PUD 1,94 281.213 252.733 10.823 1.101 16.556 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Minh Hải Jostoco )

Ghi chú: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (KLSPTT), đơn giá (ĐG), giá vốn hàng bán (GVHB), chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý (CPQL).

LN2007 = 3.892,66 x 10.768 +87,98 x 9.166 +1.247,68 x 9.981 +927,59 x 11.936 + 161,17 x 8.193 + 1,94 x 16.556 = 67.599.980 (đ)

Vậy năm 2007 Công ty đạt mức lợi nhuận là 67.599.980 đồng, trong đó lơị nhuận từ sú IQF là 41.916.163 đồng (đạt 62,01%), sú nguyên con là 12.453.094 đồng (đạt 18,42%), sú vỏ là 11.071.714 đồng (chiếm 16,38%).

Bảng 4.2: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN/ĐƠN VỊ SẢN PHẨM NĂM 2008

Sản phẩm KL SPTT (tấn) ĐG (đ) GV (đ) CP BH (đ) CP QL (đ) LNĐV (đ) Sú IQF 3.211,54 188.457 146.194 7.052 904 34.307 Sú Nobashi 675,04 177.121 137.905 6.652 853 31.711 Sú Nguyên con 364,21 140.112 109.019 5.259 674 25.160 Sú vỏ 844,23 213.124 165.794 7.997 1.026 38.307 Sú PD Block 368,82 162.111 126.229 6.089 781 29.012 Thẻ, Chì PD & PUD 24,61 116.121 90.241 4.353 558 20.969 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Minh Hải Jostoco )

LN2008 = 3.211,54 x 34.307 + 675,04 x 31.711 + 364,21 x 25.160 + 844,23 x 38.307 + 368,82 x 29.012 + 24,61 x 20.969 = 184.304.191 (đ).

Vậy năm 2008 Công ty đạt mức lợi nhuận khá cao là 184.304.191 đồng, trong đó sú IQF là 110.178.303 đồng (chiếm 59,78%) do giá bán của sản phẩm này tăng hơn so với năm 2007, sú vỏ năm nay lại tăng cao hơn so với 2007 là 32.339.919 đồng nhờđơn giá tăng và giá vốn hàng bán giảm, kế đế sú Nobashi

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động KD của công ty CP chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)