Sơ bộ đánh giá hiệu quả phòng ngừa tuyến trùng bƣớu rễ cây hồ tiêu của

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG (Trang 77 - 83)

chế phẩm NemaITB tại Ấp Bầu Trƣ, xã An Bình (Phú Giáo, Bình Dƣơng)

Nhằm làm rõ vai trò cũng như hiệu quả của chế phẩm NemaITB chúng tôi đã kết hợp với hộ dân trồng tiêu ở ấp Bầu Trư (huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương) tiến hành thử nghiệm chế phẩm NemaITB trên vườn hồ tiêu 12 năm tuổi.

Địa điểm thử nghiệm:

- Ông Bùi Hải Truyền. Ấp Bầu Trư, Xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Vườn khoảng 100 nọc tiêu (giống tiêu Chung). Quy mô thử nghiệm: 40 nọc tiêu.

Chế phẩm NemaITB dạng bột được khuyến cáo sử dụng 100g/gốc tiêu trưởng thành. Cách bón như sau: Theo độ dốc của vườn tiêu, ở phía trên độ dốc cách 30 cm tới tâm gốc tiêu tạo đường vòng tròn bán nguyệt, còn đối với đất bằng phẳng thì cách 30 cm tới tâm gốc tiêu tạo đường vòng tròn, rắc chế phẩm vào và phủ lên một lớp đất mỏng để tránh bị rửa trôi lúc tưới hoặc khi mưa.

Tiến hành theo dõi và phân tích tính chất lý hóa của đất, mật số tuyến trùng ký sinh thực vật trước và sau bổ sung chế phẩm NemaITB sau mỗi tháng. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.4 và bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.4 Kết quả phân tích lý hóa của đất trồng hồ tiêu tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Stt

Chỉ tiêu Trước khi bổ sung

chế phẩm NemaITB

Sau khi bổ sung chế phẩm NemaITB 1. Nitơ tổng số (%) 0,106 0,1225 2. Phospho tổng số (µg/g) 5,3076 5,5224 3. Kali tổng số(µg/g) 0,014 0,019 4. Độ ẩm (%) 28,2 30,8 5. pH 6,68 7,17 6. Độ dẫn điện EC 86,7 135,9 7. Chất hữu cơ (%) 5,18 3,3 8. Hàm lượng Cacbon tổng số (%) 3,0 1,91 9. Hàm lượng Canxi (mg/g) 0,7515 1,2024 10. Hàm lượng Magie (mg/g) 28,5456 30,2176 Nhận xét:

Kết quả của bảng 3.4 ở trên cho thấy sau khi bổ sung chế phẩm NemaITB, hàm lượng dinh dưỡng (N,P,K) trong đất tăng lên giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng trong đất tăng lên, sẽ kích thích các nhóm vi sinh vật có lợi trong đất như nấm nội ký sinh tuyến trùng (Nematoctonus spp.), các loài tuyến trùng ăn thịt (Mononchus), và các động vật ăn thịt khác có trong đất được phát triển về số lượng giúp tiêu diệt tuyến trùng bướu rễ trong đất. Việc gia tăng số lượng của vi sinh vật trong đất sẽ dẫn đến tăng hoạt động sống của chúng làm phân giải các chất hữu cơ trong đất để tạo nguồn cacbon cung cấp năng lượng và tăng sinh khối cho chúng, làm cho nguồn chất hữu cơ trong đất giảm xuống đáng kể (từ 5,18 xuống 3,3), giúp tỉ lệ C/N giảm từ 28,3 xuống 15,6, sau khi phân giải chất hữu cơ trong đất chúng trở trả lại cho đất nguồn chất hữu cơ dễ phân hủy đó là mùn, làm cân bằng thành phần dinh dưỡng trong đất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu (tỉ lệ C/N thích hợp cho tiêu từ 15-20) [8] và làm cho đất có độ xốp, tạo độ thông khí

triển của tuyến trùng. Bên cạnh đó, ta thấy hàm lượng Ca và Mg đều tăng, điều này cho thấy thành phần khoáng trong đất tăng giúp cho độ dẫn điện cũng tăng (từ 86,7 lên 135,9) giúp cây vận chuyển khoáng hòa tan trong đất và dinh dưỡng dễ hơn, đồng thời Ca và Mg là thành phần khoáng trung lượng cũng cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Khi bổ sung chế phẩm vào đất, ngoài việc phòng ngừa bệnh, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, chúng còn giúp cải thiện cấu trúc đất, giúp đất tăng độ tơi xốp, độ màu mỡ và tạo môi trường tốt để gia tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất, kích thích khả năng kháng bệnh cho cây trồng, nhờ vào thành phần hoạt chất sinh học và nấm hữu ích T. harzianum có trong chế phẩm.

Bảng 3.5 Hiệu quả phòng ngừa tuyến trùng trên cây hồ tiêu ở ngoài đồng ruộng

Stt Thời gian

Chỉ tiêu theo dõi

Số lượng tuyến trùng (con/100g đất)

Đối chứng Thí nghiệm

Hộ Ông Bùi Hải Truyền (xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)

Từ tháng 04/2007 đến tháng 05/2007 2838 900

Nhận xét:

Qua bảng 3.5 cho thấy sau 01 tháng ở thí nghiệm có bón chế phẩm NemaITB thì mật độ tuyến trùng trong đất (900 con/100g đất) đã giảm đi nhiều lần so với đối chứng (2838 con/100g đất). Điều đó cho thấy hiệu lực của chế phẩm sinh học NemaITB tương đối mạnh và có khả năng hạn chế tuyến trùng ký sinh thực vật cao.

Từ những kết quả thu được ở trên bước đầu đã cho thấy khả năng phòng trừ tuyến trùng bướu rễ bằng chế phẩm sinh học có cơ sở khoa học và có triển vọng trong phòng trừ tuyến trùng bướu rễ ở vườn ươm cũng như trên đồng ruộng. Và việc sử dụng nấm đối kháng T. harzianum kết hợp với hoạt chất sinh học từ thảo mộc (azadirachtin của cây neem) để phòng trừ tuyến trùng bướu rễ được xem như biện pháp sinh học hữu hiệu (an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường)

đồng thời cung cấp các dưỡng chất giúp cây phát triển tốt làm tăng sức đề kháng bệnh cho cây trồng nhằm tiến tới xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp bệnh tuyến trùng bướu rễ.

Bổ sung chế phẩm NemaITB

CHƢƠNG 4

4.1 Kết luận

- Chế phẩm NemaITB có hàm lượng chất hữu cơ cao (63 %), axít humic (12,4 %) và hàm lượng nitơ cao (4,4 %) nên tốt cho cây trồng. Ngoài ra, mật độ nấm T. harzianum có trong chế phẩm cũng rất cao đạt 2,5.108 CFU/g giúp phòng trừ dịch bệnh trong đất (soilborn).

- Kết quả định tính azadirachtin bằng sắc ký bản mỏng cho thấy chế phẩm NemaITB có sự hiện diện azadirachtin và một số chất khác.

- Thí nghiệm in vitro cho thấy dịch chiết của chế phẩm NemaITB có độc tính mạnh đối với tuyến trùng thử nghiệm, ở nồng độ 2,5% sau 48 giờ đã làm chết hầu hết tuyến trùng thử nghiệm.

- Thử nghiệm tại vườn ươm kết quả cho thấy, sau khi cho lây nhiễm 800 ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2, chế phẩm NemaITB đã làm tỉ lệ nhiễm bệnh giảm 2-3 lần so với đối chứng tùy thuộc vào nồng độ và thời gian xử lý, còn chỉ số tăng trưởng của hồ tiêu cao hơn nhiều so với đối chứng.

- Bước đầu thử nghiệm trên đồng ruộng cũng cho thấy kết quả khả quan, chế phẩm NemaITB đã hạn chế đáng kể số lượng tuyến trùng ký sinh thực vật sau mỗi tháng bổ sung chế phẩm so với đối chứng. Điều này cho thấy triển vọng của chế phẩm sinh học NemaITB trong việc phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật.

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG (Trang 77 - 83)