Cơ sở phòng trừ tuyến trùng

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG (Trang 40 - 46)

- Mục tiêu:

+ Giảm mật độ quần thể tuyến trùng ban đầu. + Giảm số cây trồng bị nhiễm tuyến trùng.

Trong đó giảm mật độ quần thể tuyến trùng gây hại ban đầu bằng các biện pháp: - Giết tuyến trùng bằng cách làm mất nguồn dinh dưỡng để tuyến trùng chết đói. - Giết trực tiếp tuyến trùng bằng hóa chất hoặc bắt kỳ một kỹ thuật khác được dùng trước khi gieo trồng.

- Sử dụng các hóa chất một cách hợp lý để chống lại tuyến trùng trên đồng ruộng có cây trồng.

Một số tuyến trùng (Aphelenchoides, Rhabdinaphelenchus Bursaphelenchus) có tỷ lệ sinh sản cao cho nên mật độ quần thể ban đầu thấp vẫn gây hại trầm trọng. Đối với những loài này cần phải giảm số lượng cây trồng bị nhiễm bằng sự loại trừ các nguồn tuyến trùng nhiễm bằng các biện pháp chữa bệnh các cây trồng bị nhiễm tuyến trùng [5].

- Biện pháp phòng trừ: 1.3.1 Phòng ngừa [5]

Phòng ngừa là giải pháp đầu tiên quan trọng nhất trong quản lý tuyến trùng. Chúng nhiều biện pháp khác nhau như: sản xuất nguồn giống sạch, xử lý giống bị nhiễm tuyến trùng trước khi gieo trồng, kiểm tra và vệ sinh đồng ruộng , ngăn ngừa tuyến trùng lây nhiễm theo người, máy móc, dụng cụ nông nghiệp hoặc theo đường nước. Cần tạo ra các nguồn giống sạch tuyến trùng bằng việc sản xuất nguồn giống trong các vườn nhân giống, ở đó đất đã được thu mẫu kiểm tra định kỳ hoặc đã được khử trùng. Xử lý nguồn giống bị nhiễm tuyến trùng bằng xử lý nhiệt loại bỏ nguồn giống đó. Cần làm sạch dụng cụ máy móc trước khi chuyển sang cánh đồng mới, hoặc làm lắng đọng tuyến trùng trong thùng hoặc bể chứa nước có thể làm giảm sự hiện diện của chúng trong nước tưới và hạn chế sự lây lan của tuyến trùng.

1.3.2 Luân canh [5,10]

Đây được coi là biện pháp quản lý tuyến trùng đơn giản. Các cây luân canh là cây miễn nhiễm hoặc có khả năng chống chịu cao với một hoặc một vài loại tuyến trùng. Ví dụ, cà chua là một cây trồng kinh tế nhưng cũng rất mẫn cảm với các loại tuyến trùng bướu rễ, trong trường hợp tuyến trùng hại cây cà chua không phải là

M. hapla hoặc chủng 1 của M. arenaria thì có thể luân canh bằng cây đậu phộng, là cây không có nguy cơ bị hại bởi hầu hết các loài khác của giống Meloidogyne. Tuyến trùng không thể sinh sản trên rễ cây đậu phộng, nhiều ấu trùng trong đất sẽ chết hoặc trở nên không có khả năng nhiễm do bị đói hoặc do sự tấn công của vật ăn thịt, nấm hoặc bệnh khác. Có thể dùng các loại cây dẫn dụ thu hút tuyến trùng (trồng cây bẫy tuyến trùng) bằng phương pháp trồng xen (sau đó nhổ đi). Dùng những cây trồng xen mà rễ bài tiết các chất mang tính xua đuổi tuyến trùng: cúc vạn thọ ( Tagetes patula, T. erecta) làm giảm số lượng Pratylenchus pratensisP. crenatus. Gieo 1 – 2 lần trong 3 – 4 năm trên đất nhiễm Pratylenchus sp. Đất trồng thuốc lá luân canh với cây trồng nước, trồng đậu và không trồng cây họ cà, kết hợp với trồng xen cây cúc vạn thọ.

1.3.3 Biện pháp canh tác [5,10]

Gieo trồng sớm: điều chỉnh thời vụ gieo trồng để tránh giai đoạn mẫn cảm tuyến

trùng. Ở vùng ôn đới có thể gieo hoặc trồng ở thời kỳ lạnh, vì vậy cây trồng có thể phát triển trước khi tuyến trùng hoạt động.

Làm khô ruộng : hầu hết các loài tuyến trùng trong trạng thái hoạt động rất mẫn

cảm với sự khô nhanh. Khi chuyển chúng trực tiếp từ nước vào môi trường có độ ẩm tương đối thấp hoặc áp suất thẩm thấu cao, chúng có thể bị chết vài phút. Làm ải, phơi đất khô dưới ánh nắng mặt trời sau thu hoạch 3 – 4 tuần và trước khi gieo trồng có tác dụng tiêu diệt và hạn chế được sự ký sinh và phát triển của một số tuyến trùng sống và tích lũy trong đất. Ở vùng hạn và bán khô hạn 80% tuyến trùng chết có thể đạt được bằng sự khô tức thời và mạnh của đất trong một thời gian ngắn. Việc cày xới sẽ làm trứng và ấu trùng cảm nhiễm chết do bị phơi và khô nhanh.

Làm ngập nước :là biện pháp kinh tế và rất hiệu quả để phòng trừ tuyến trùng,

trong đất như: phản nitrit hóa, tích lũy chất amonia, giảm sắt, tăng các loại axit hữu cơ. Hầu hết môi trường của tuyến trùng bướu rễ sẽ bị phá hủy trong thời gian ngập 7 tháng. Cho ngập nước là một biện pháp kinh tế và rất hiệu quả để phòng trừ tuyến trùng hại chuối ở những cánh đồng chuối trồng trên đất sét bùn tại Surinam (Châu Phi).

1.3.4 Biện pháp hóa học [5,10]

Từ những năm 1970 trở lại đây các loại thuốc hóa học khác nhau đã được sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật như các loại thuốc xông hơi, các loại thuốc không xông hơi. Tuy nhiên biện pháp này lại gây hậu quả xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt thuốc hóa học cũng làm cho nhiều loại tuyến trùng trở nên kháng thuốc. Do đó cũng chỉ nên dùng thuốc hóa học trong trường hợp cần thiết và phải sử dụng chúng một cách hợp lý.

Đưa thuốc vào độ sâu 35 – 40 cm, đã cày bừa kỹ, ẩm độ 75% và nhiệt độ phải phù hợp trong thời điểm cần xử lý với từng loại thuốc, dùng thuốc vào đúng giai đoạn mẫn cảm nhất của tuyến trùng, có thể thực hiện trước khi trồng, sau khi thu hoạch và trong bảo quản.

1.3.5 Biện pháp vật lý [5]

Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, hầu hết tuyến trùng ký sinh thực vật bị phá hủy ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút. Do đó sử dụng các biện pháp như: xử lý khói ( khử trùng đất bằng khói); phơi nắng: đồng ruộng được phay đất và tháo nước cạn sau đó phủ các tấm polyetylene, hiệu quả được chứng minh đạt kết quả tốt; khử trùng bằng nhiệt điện: được áp dụng trong các nhà kính hoặc vườn cây quý, khi nhiệt độ được duy trì ở 500 C trong vòng một giờ thì hầu hết tuyến trùng bướu rễ trong đất bị chết; bằng nhiệt vi sóng; đốt đồng sau khi thu hoạch; khử trùng nguyên liệu gieo trồng bằng nhiệt; chiếu xạ: làm giảm khả năng sự thụ tinh, làm chậm sự phát triển cơ quan sinh dục, giảm lượng trứng đẻ, làm trứng nở chậm và làm biến đổi hình thái tuyến trùng. Tất cả các phương pháp trên đều đem lại hiệu quả cao nhưng giá thành cao và chỉ ứng dụng ở qui mô nhỏ như nhà lưới hoặc phòng thí nghiệm.

1.3.6 Biện pháp sinh học

1.3.6.1 Các tác nhân thiên địch

Tuyến trùng ký sinh thực vật bị tấn công bằng các loại thiên địch trong đất như: virus, vi khuẩn, nấm, Rickettsia, đơn bào, Tardigrade, Tuberlaria, Enchytraeid, ve bét, côn trùng và tuyến trùng ăn thịt. Sử dụng các vi sinh vật đối kháng có ở trong đất, các tuyến trùng ăn thịt, nấm ký sinh bậc 2 dùng để tiêu diệt tuyến trùng. Các loại

nấm Dactularia, Harposporium anguillulae, Arthrobotrys oligospora tiêu diệt tuyến

trùng bằng cách ký sinh, bao vây tuyến trùng và sử dụng cơ thể tuyến trùng thực vật làm thức ăn. Các loài tuyến trùng ăn thịt như loài Mononchus (họ Mononchidae) chuyên ăn tuyến trùng bướu rễ, mỗi con ăn thịt trên 80 con tuyến trùng hại cây trong một ngày [10].

- Vi khuẩn Pasteuria penetrans: đây là loại ký sinh bắt buộc ở một số tuyến trùng ký sinh thực vật như các loại ấu trùng của Meloidogyne spp, Pratylenchus

spp,…Vi khuẩn Pasteuria penetrans rất độc và có thể giảm mật độ quần thể tuyến trùng Meloidogyne trong chậu đến 99% trong 3 tuần. Loại vi khuẩn này xem như tác nhân sinh học có tiềm năng trong phòng trừ sinh học, nhưng khả năng thương mại còn khó khăn. Một số kết quả điều tra ban đầu cho thấy ở Việt Nam có hơn 20 loài tuyến trùng trong tự nhiên bị nhiễm vi khuẩn Pasteuria penetrans như Meloidogyne

spp, Pratylenchus spp, Helicotylenchus spp,…(Nguyen N.C & Sturhan, D., chưa công bố) [5].

- Nấm bẫy tuyến trùng: đây là các loài nấm có khả năng tạo ra những mạng bẫy dạng lưới dính để bắt giữ và ăn thịt tuyến trùng [5].

- Nấm nội ký sinh tuyến trùng là các loài nấm có khả năng dính và xâm nhập vào cơ thể tuyến trùng để ký sinh gây bệnh cho tuyến trùng. Một số loài nấm như

Nematoctonus spp, Meria coniospora đã thử nghiệm và cho kết quả nhất định [5].

- Vi sinh vật đối kháng: là các loại nấm và vi khuẩn có khả năng cạnh tranh chỗ ở và thức ăn với tuyến trùng do đó chúng có khả năng han chế hoạt động và sinh sản của tuyến trùng [5]. Windham và cộng sự (1989) đã tiến hành sử lý đất với nấm

Trichoderma harzianumTrichoderma koningii, sau đó trồng ngô, kết quả cho thấy

Meloidogyne arenaria so với đối chứng. Việc kết hợp Trichoderma harzianum khi kết hợp với cây khác (như bánh dầu của cây thầu dầu) cũng làm giảm tuyến trùng

Meloidogyne incognita [18]. Có rất nhiều cơ chế có liên quan đến hoạt động kiểm soát sinh học của Trichoderma spp như: tiết kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh lên nấm bệnh, hệ enzyme thủy phân. Các enzyme như chitinases, glucanases, và proteases rất quan trọng đối với quá trình ký sinh nấm. Trichoderma spp còn có tác dụng kiểm soát các loại nấm bệnh khác như: Rhizoctonia spp, Sclerotium rolfsii,

Phytophthora spp, Pythium spp, Penicillium diditatum. Vi khuẩn Pseudommonas

fluorescence cũng có khả năng đối kháng với một số tuyến trùng ký sinh [5].

Phòng trừ tuyến trùng bằng phương pháp sinh học là một hướng phòng trừ mang lại hiệu quả kinh tế, có thể lợi dụng được đặc điểm tự nhiên sẵn có trong đất để phòng trừ, làm giảm số lượng tuyến trùng ở trong đất. Tuy nhiên, để tiến tới ứng dụng phương pháp này rộng rãi trong sản xuất hiện nay còn chưa rộng rãi.

1.3.6.2 Chế phẩm sinh học

Một số cây trồng và cây hoang dại đã được dùng để tạo các chế phẩm phòng trừ tuyến trùng như cây neem (Azadirachta indica A.Juss) có chứa hoạt chất azadirachtin, hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng ở Việt Nam

(Brucea javanica) chúng chứa các hợp chất phenolic, glucid, các alkaloid,… có tác

dụng gây độc diệt tuyến trùng và một số sâu hại. Các chế phẩm như: HBJ, LBJ ( từ quả ,lá cây sầu đâu rừng) cho hiệu quả phòng trừ từ 75 – 98% với liều 40- 60 g/ m2

(Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh,1993; Nguyễn Thị Yến, 1997) [5]. Các sản phẩm sinh học từ cây Neem Azadirachta indica A. Juss. (họ Meliaceae), có tác dụng kiểm soát hơn 16 loài tuyến trùng ký sinh thực vật và hơn 400 loài động vật chân đốt ở các loài cây lương thực quan trọng. Hoạt tính sinh học của cây Neem trong kiểm soát côn trùng, sâu bệnh nói chung và tuyến trùng nói riêng đó là nhờ các hợp chất như: triterpenes, đặc biệt là các limonoid (salanin, nimbin, nimbidin,..), azadirachtin và các chất tương tự. Tất cả các sản phẩm của cây neem đều có kết quả tốt trong việc làm giảm mật độ các nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật như: Radopholus similis,

K2O. Bánh dầu neem là nguồn phân hữu cơ rất tốt, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa diệt các loài tuyến trùng, kiến mối trong đất và có khả năng ức chế quá trình nitrat hóa trong đất, làm tăng hiệu quả sử dụng đạm của cây trồng [22].

Trong các sản phẩm bánh dầu neem và bột hạt cho kết quả tốt nhất vì dầu neem tuy cũng có tác động ngăn ngừa tuyến trùng nhưng lại có tác động không mong muốn khác là có chứa độc tố cho cây, còn đối với bột nhân hạt lại làm cho cây trở nên khô vì chứa lượng dầu cao trong nhân hạt, lượng dầu này cản trở quá trình hấp thu nước và quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Vai trò của chế phẩm sinh học:

- Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không ô nhiễm môi trường sinh thái; có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,v.v.) trong môi trường đất.

- Không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất; có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.

- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với tính năng khác nhau:

- Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng: chẳng hạn, các sản phẩm chế biến từ cây Neem như VINEEM 1500 EC của công ty Thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt neem có chứa hoạt chất azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều sâu hại trên cây lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây neem còn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Bimectin 0,5 EC.

- Nhóm chế phẩm sinh học dung cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.

- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)