Sự sinh sản
Dạng sinh sản phổ biến nhất ở tuyến trùng là sinh sản hữu tính bắt buộc (amphimitic). Đây là kiểu sinh sản do sự kết hợp của 2 tế bào sinh sản đực và cái. Với cấu tạo của bộ máy sinh dục rất phát triển nên khả năng sinh sản của chúng cũng rất lớn. Tỷ lệ đực cái trong quá trình sinh sản hữu tính phụ thuộc nhiếu yếu tố. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng nhiếu tới quá trình sinh sản và phát triển qua các giai đoạn từ tuyến trùng non lên tuyến trùng lên tuyến trùng trưởng thành để phân giới đực cái. Tuyến trùng đẻ trứng là chủ yếu, trứng được hình thành trong cơ thể mẹ và phát triển trong tế bào trứng. Trứng sau khi thụ tinh phát triển trong túi trứng (loài Meloidogyme sp), một số khác nằm trong cơ thể mẹ (loài Heterodera), vỏ cơ thể mẹ chuyển thành nang và tuyến trùng non phát triển trong đó, sau đó chui ra ngoài ở tuổi 2 trong điều kiện ngoại cảnh phù hợp. Trường hợp này gọi là hiện tượng tuyến trùng tạo nang.
Ở các loài ký sinh thực vật, thường gặp kiểu sinh sản đơn tính (parthenogeneis) và có 3 kiểu sinh sản đơn tính là : sinh sản tự giao giảm phân (meiotic automixis), sinh sản đơn tín giảm phân (meiotic parthenogeneis) và sinh sản đơn tính nguyên phân (mitotic parthenogeneis)
Sinh sản tự giao giảm phân : là hiện tượng sinh sản đơn tính giảm phân tạm thời dùng để chỉ quá trình sinh sản xảy ra khi bổ sung nhiễm sắc thể lưỡng bội được phục hồi ở giai đoạn noãn bào được giảm phân bằng sự tổ hợp của thể cực thứ 2 với trứng tiền nhân.
Sinh sản đơn tính giảm phân : là quá trình sinh sản mà trong đó sự tiếp hợp xảy ra và giảm số lượng nhiễm sắc thể xuất hiện ở pha tiền giảm nhiễm đầu tiên. Số lượng nhiễm sắc thể soma (lưỡng bội, tứ bội) được phục hồi bằng cách nhân đôi nhiễm sắc thể ở giai đoạn phân kỳ cuối lần một, lúc này không có sự phân chia kiểu giảm phân lần 2.
Sinh sản đơn tính nguyên phân : được dùng để chỉ quá trình sinh sản xảy
thành thể phân cực thứ nhất và noãn bào đơn bội tiền nhân, từ thời điểm này quá trình phát triển phôi diễn ra bình thường. Ngoài ra còn gặp dạng sinh sản lưỡng tính ở các giống tuyến trùng ăn vi khuẩn như Caenorhabditis, tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Heterorhabditis) và Heterogonema (mermitid ký sinh ở sâu cánh cứng nitidulid). Trứng được đẻ ra ngoài đất hoặc vào các mô thực vật (đối với tuyến trùng ký sinh thực vật). Trong các loài có con đực, thường tỷ lệ đực – cái không cân bằng và có phần nghiêng về phía con cái khi quần thể phải chịu sức ép chung của môi trường, ngay cả khi giới tính đã được xác định bằng cơ chế di truyền (Yeates, 1987). Ở một số loài tuyến trùng thuộc họ Heteroderidae, khi con cái phát triển đạt đến giai đoạn cuối, trứng được giữ lại bên trong cơ thể chúng và con cái tạo thành một cái bọc chứa trứng (cyst). Trong khi đó ở nhóm nội ký sinh cố định, tuyến trùng cái đẻ hàng loạt trứng vào một túi gelatin do nó tự tiết ra trong quá trình đẻ trứng gọi là túi trứng. Cyst và túi trứng thực chất là những cấu tạo thích nghi và tiến hóa nhằm bảo vệ trứng khỏi các điều kiện bất lợi của môi trường.
Quá trình phát triển
Tuyến trùng phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, tuyến trùng non và trưởng thành. Tốc độ phát triển của tuyến trùng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh dưỡng.
Trứng: thường có hình bầu dục dài hay hình quả thận, cũng có loại trứng hình tròn, tương đối lớn. Trứng có vỏ nhiều lớp và chứa một ít lòng đỏ trong nguyên sinh chất. Trứng thường được thụ tinh khi chưa được chín hoàn toàn.
Tuyến trùng non: khác con trưởng thành ở bộ phận sinh dục chưa phát triển, có một lớp vỏ cutin bao bọc, phát triển bằng con đường lột xác. Tuyến trùng thực vật non có 4 tuổi và tuổi thứ 5 là trưởng thành. Kích thước ở các tuổi khác nhau. Tuyến trùng có hai dạng biến thái: biến thái hoàn toàn ở các loài chuyển động được và biến thái không hoàn toàn ở các loài sống cố định.