Con người biết đến tuyến trùng từ thời khai sinh các nền văn minh Trung Hoa và Ai Cập trước đây 5000 năm. Lúc đó, người ta chỉ nghĩ tuyến trùng như là một loại giun tròn ký sinh ở người và động vật, do chúng có ý nghĩa thực tiễn gắn với đời sống con người và cũng do có kích thước lớn mà chúng được phát hiện sớm hơn. Ngược lại, các loài tuyến trùng thực vật, tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng, sống tự do trong đất, nước và đặc biệt là tuyến trùng sống ở biển được biết đến muộn hơn. Cho đến sau khi O.Leewenhoek chế tạo ra kính hiển vi vào năm 1650, các phát hiện cũng chủ yếu trên các triệu chứng mắc bệnh ở người và động vật có liên quan đến loài giun tròn ký sinh ở người và động vật. Vào năm 1667, Robert Hooke thông báo về một loại giun lươn trên bột nhão
(Panagrellus redivius), tác giả F.Redi (1684) đã soạn thảo các báo cáo về giun tròn
ở các động vật có xương sống, trong đó có một số động vật mới như sư tử và cá. Mặc dù có một lịch sử khá lâu đời nhưng các nghiên cứu về tuyến trùng thực sư chín mùi từ năm 1743 khi một giáo sĩ có khuynh hướng khoa học tên là Needham đã bóc một hạt lúa mỳ bị dị tật, teo lại đưa vào một giọt nước và kiểm tra dưới kính hiển vi. Ông thực sự bất ngờ khi phát hiện ra vô số các động vật dạng sợi đang chuyển động xoắn vặn trong nước mà ông cho rằng chúng là những động vật nước và chúng có thể được gọi là giun hoặc lươn giống như những con lươn giấm được quan sát khoảng 90 năm trước đó. Phát hiện của ông đã được công bố vào năm 1745 và cũng chính phát hiện này đã giúp cho con người biết đến
trong hầu hết môi trường sống. Từ năm 1985 đến nay, tuyến trùng học truyền thống với đặc trưng là nghiên cứu hình thái và sinh thái học đã và đang chuyển sang các lĩnh vực nghiên cứu sâu hơn ở mức độ tế bào và phân tử với các công cụ hiện đại như kính hiển vi điện tử, kỹ thuật phân tử DNA (PCR, sequencing). Nhưng cũng do sự đa dạng về chủng loài và số lượng cá thể, môi trường sinh sống mà việc nghiên cứu tuyến trùng luôn luôn là điều mới mẻ cho khoa học nói chung và cho ngành tuyến trùng học nói riêng. Hàng loạt các phát hiện loài mới, các đặc tính của tuyến trùng đã góp phần phong phú thêm cho ngành tuyến trùng học trên toàn thế giới [5].