Kết quả thử nghiệm dịch chiết của chế phẩm NemaIT Bở điều kiện in vitr o

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG (Trang 69 - 77)

Bảng 3.2 Tỉ lệ % tuyến trùng chết do tác động của chế phẩm NemaITB Nồng độ dịch chiết

của chế phẩm NemaITB (%)

% tuyến trùng chết sau

12 giờ 24 giờ 48 giờ

0 0 0 0 0,6 58 68 84 1,2 77 92 96 2,5 83 91 100 5,0 88 96 100 25,0 100 100 100

0 20 40 60 80 100 120

12 giờ 24 giờ 48 giờ

Thời gian phơi nhiễm (giờ)

% số ợn g tu yế n tr ùn g ch ết NĐ 0% NĐ 0.6% NĐ 1.2% NĐ 2.5% NĐ 5% NĐ 25%

Đồ thị 3.1 Tỉ lệ % tuyến trùng chết do tác động của chế phẩm NemaITB

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy hầu hết tuyến trùng đều chết sau 12 giờ thử nghiệm ở dịch chiết nguyên chất. Và sau 24 giờ, dịch chiết với nồng độ 5 và 2,5% cũng làm chết 96% đến 91% số tuyến trùng thử nghiệm. Ở nồng độ 5 và 2,5% sau 48 giờ thí nghiệm đã làm chết hoàn toàn tuyến trùng và ở dịch chiết với nồng độ 1,25% đã làm chết 96% tuyến trùng ngay cả ở nồng độ 0,625% cũng làm chết 84% tuyến trùng sau 48 giờ.

Kết quả thu được ở trên cũng đã khẳng định chế phẩm NemaITB là loại thuốc thảo mộc dùng để kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật rất hiệu quả, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Điều này có thể được giải thích như sau: trong chế phẩm NemaITB có chứa bột neem đây là nguyên liệu giàu hoạt chất sinh học (azadirachtin, salannin, nimbin) và những dẫn xuất của nó thuộc các nhóm hoạt chất triterpenoid, limonoid, v.v. đã được chứng minh có độc tính mạnh với tuyến trùng ký sinh (Khan et al., 1966; Singh, R.S and Sitaramaiah, K., 1966; Adegbite A.A. và Adesiyan S.O., 2005) [13, 20, 22]. Hoạt động kiểm soát chủ yếu của bột neem là ngăn cản tuyến trùng xâm nhập, ức chế không cho tuyến trùng đẻ trứng và

phát triển [20]. Mặt khác, tác giả Singh và cộng sự (1979) cũng cho rằng việc bổ sung neem vào đất lâu ngày sẽ phóng thích một số chất độc đối với tuyến trùng, làm giảm sự chuyển hóa của dazomet, oxamyl, dichlorofenthion giúp ngăn chặn việc mất nitrogen ban đầu và ô nhiễm mạch nước ngầm [20]. Hơn nữa, nghiên cứu của Riga và Lazarrovits (2001) cũng cho biết bột neem độc với nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật nhưng không làm ảnh huởng đến những vi sinh vật có lợi trong đất [21]. Bên cạnh đó, còn có nấm Trichoderma harzianum được ứng dụng để kiểm soát tuyến trùng ký sinh thực vật khá hiệu quả. Windham và cộng sự (1989) đã tiến hành xử lý đất với nấm Trichoderma harzianumTrichoderma koningii, sau đó trồng ngô kết quả cho thấy ở các lô thí nghiệm đã làm giảm quá trình sinh trứng của tuyến trùng nốt rễ Meloidogyne arenaria so với đối chứng [18]. Ngoài ra, nấm Trichoderma harzianum còn làm tăng sức đề kháng của cây trồng, một số chủng Trichoderma

harzianum có thể xâm nhập vào mô bào cây, làm tăng tính chống chịu của cây trồng.

Hơn nữa đây đều là những hợp chất không làm ảnh hưởng đến những vi sinh vật có lợi trong đất và cũng được dùng để phòng ngừa nấm bệnh rất hiệu quả.

3.4 Thử nghiệm hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bƣớu rễ của chế phẩm NemaITB ở điều kiện vƣờn ƣơm

Từ những kết quả thu được ở phòng thí nghiệm, tiến hành đánh giá hiệu quả tác động của chế phẩm ở điều kiện nhà lưới đối với cây hồ tiêu giâm hom (tại vườn ươm của Viện Sinh học nhiệt đới). Thí nghiệm được tiến hành như đã mô tả ở mục 2.2.17 phần Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu. Kết quả được ghi nhận như sau:

Bảng 3.3 Tỷ lệ rễ bị bướu, chiều cao tăng trưởng và số lượng tuyến trùng sau 30 và 60 ngày lây 800 ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2 trên cây hồ tiêu giâm hom

Stt Nghiệm thức

Chỉ tiêu theo dõi Chiều cao

tăng trưởng của tiêu giâm

hom (%) Tỷ lệ rễ bị nhiễm bệnh (%) Số con cái/g Túi trứng/g Số lượng tuyến trùng/50g đất

Sau 30 ngày lây nhiễm

1

ĐC trắng (không lây nhiễm tuyến

trùng) 7,5 0 0 0 0 2 ĐC (có lây nhiễm) 2,4 69 18 5 820 3 NemaITB 0,5% 15,2 31 7 3 450 4 NemaITB 1% 18,0 18 3 4 280 5 NemaITB 2% 25,5 14 6 2 425

Sau 60 ngày lây nhiễm

9

ĐC trắng (không lây nhiễm tuyến

trùng) 28,5 0 0 0 0 10 ĐC (có lây nhiễm) 9,0 65,4 12 13 750 11 NemaITB 0,5% 85,0 8,6 9 4 250 12 NemaITB 1% 93,5 7,3 8 5 300 13 NemaITB 2% 99,5 5,6 5 2 480

Kết quả ở bảng trên cho thấy ở thí nghiệm này hầu hết các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm NemaITB thì cây đều sinh trưởng và phát triển tốt thể hiện qua chỉ số

tăng trưởng chiều cao của cây, hơn nữa ở các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm sau một tháng trở đi nhận thấy cây phát triển mạnh, xanh tốt và mọc chồi mới rất nhiều. Giai đoạn đầu (sau 30 ngày lây ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2) ở các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm số lượng tuyến trùng trong đất đã giảm từ 2-3 lần so với đối chứng (820 con/50g đất) tùy thuộc vào nồng độ xử lý của chế phẩm.

Kết quả này cũng cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt về chiều cao tăng trưởng, % rễ bị bướu và số lượng tuyến trùng ở ngày thứ 30 sau khi bổ sung chế phẩm. Tuy nhiên ở ngày thứ 60 thì chiều cao tăng trưởng của cây hồ tiêu giâm hom đã phát triển gấp nhiều lần so với đối chứng (9,0%), kể cả blank 28,5% (đối chứng trắng, không lây ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2). Trái lại, ở giai đoạn này % số rễ bị nhiễm đã giảm nhiều lần so với giai đoạn đầu và đối chứng (65,4%).

Kết quả này có thể được giải thích như sau: chế phẩm NemaITB được làm từ neem nên rất giàu hoạt chất sinh học (điển hình là azadirachtin) và chất hữu cơ do đó ngoài khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, các hoạt chất sinh học còn giúp ngăn ngừa thậm chí diệt không những đối với nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật mà còn cả tác nhân vi sinh vật gây bệnh vùng rễ khác.

Hình 3.2 Cây hồ tiêu giâm hom 5 tháng tuổi

Hình 3.4 Tuyến trùng bướu rễ cái (x40)

Hình 3.6 Ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, BÌNH DƯƠNG (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)