Tuyến trùng phát triển qua các giai đoạn sau: trứng (egg), ấu trùng (juvenile), trong đó ấu trùng được chia làm 4 dạng ( ấu trùng tuổi 1,2,3, và ấu trùng tuổi 4) và tuyến trùng trưởng thành (adult nematodes). Các giai đoạn phát triển của ấu trùng có khác nhau với một số loài tuyến trùng khác nhau. Ngoài ra chúng cũng chịu ảnh hưởng cơ bản của nhiệt độ và chất lượng chất nền trong môi trường như một nguồn cung cấp thức ăn cho tuyến trùng. Ở Adenophorea ấu trùng tuổi 1 nở ra từ trứng,
còn ở Secernentea, các loài ký sinh thực vật thuộc bộ Tylenchida, ấu trùng tuổi 1 phát triển trong trứng và khi nở ra ngoài là ấu trùng tuổi 2. Cơ chế nở của tuyến trùng và vai trò của các chất kích thích khác nhau cũng như cơ chế giảm hoạt động của các quá trình sống. Ở hầu hết tuyến trùng, nhất là các nhóm ký sinh thực vật, quá trình nở trứng thường có liên quan chặt chẽ đến các chất tiết ra từ thực vật. Khi tạo ra sự thay đổi độ thấm của vỏ trứng, sự nở có thể xảy ra bằng một quá trình vật lý hoặc sinh hóa.
Quá trình nở trứng đến giai đoạn ấu trùng:
Mỗi một giai đoạn sinh trưởng trong chu kì phát triển của tuyến trùng bướu rễ tiến hành tuần tự kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định.Trứng kết phôi và hình thành ấu trùng tuổi 1 ngay trong vỏ trứng, túi trứng tụt ra ngoài cơ thể con cái và nằm trên bề mặt của bướu rễ trong khi đó con cái vẫn nằm bên trong mô rễ. Phần đầu của ấu trùng tuổi 1 phát triển mạnh nhất, tiếp đó đến phần giữa thân và sau cùng là phần nữa thân sau và các cơ quan bên trong bắt đầu phát triển. Ấu trùng chui ra ngoài vỏ trứng hình thành ấu trùng tuổi 2, chúng ra ngoài đất thực hiện quá trình xâm nhiễm vào cây chủ. Ấu trùng tuổi 2 tiếp xúc với bề mặt rễ dùng kim chính và xâm nhập ngay vào trong rễ. Sau khi xâm nhiễm chúng di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ đến định vị tại vùng mô phân sinh vỏ và bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Khi dinh dưỡng chúng tiết ra men tiêu hóa làm cho quá trình sinh lý, sinh hóa của mô rễ thay đổi hình thành tế bào khổng lồ. Cùng với sự hình thành tế bào khổng lồ các mô rễ xung quanh nơi tuyến trùng ký sinh phình to tạo thành các nốt sưng (bướu rễ). Sau đó chúng bắt đầu quá trình thay đổi để bước sang tuổi 3. Ở tuổi 3 và tuổi 4 chúng phát triển và thay đổi mạnh mẽ các cơ quan bên trong như hệ tiêu hóa và hệ sinh dục để bước sang tuổi trưởng thành. Từ tuổi 2 bước sang tuổi 3 cũng là giai đoạn biến đổi quan trọng và quyết định phân giới tính của tuyến trùng bướu rễ: con cái tiếp tục phát triển chiều ngang và có dạng hình quả lê hoặc hình giọt nước, đây cũng là đặc điểm quan trọng về hình thái và đặc tính ký sinh của tuyến trùng bướu rễ cái. Cũng từ tuổi 3 trở đi tuyến trùng bướu rễ phát triển về chiều dài và chuyển thành con đực, sau đó tuyến trùng đực đi ra ngoài đất chứ không nằm trong mô rễ cây [4].
Sự lột xác ở tuyến trùng để trở thành tuyến trùng trưởng thành
Hiện tượng lột xác ở tuyến trùng vẫn còn là một điều mới mẻ chưa được biết đến nhiều. Tuy nhiên, có thể tóm tắt theo 2 kiểu lột xác ở tuyến trùng như sau : - Lột bỏ hoàn toàn lớp vỏ cutin với tất cả các lớp khác bị rũ bỏ.
- Chỉ lột phần biểu bì của vỏ cutin trong khi các lớp khác bị hòa tan.
Sự lột xác được bắt đầu với sự tăng cường các hoạt động trao đổi chất ở lớp hạ bì, làm cho hạ bì dưới của vỏ cutin dày lên, nhân tế bào hạ bì nở ra.
Sự lột xác chính là một điều kiện cơ bản để tuyến trùng phát triển qua các giai đoạn phát triển trong vòng đời của chúng từ các giai đoạn ấu trùng cho đến lúc trưởng thành [5]. Ấu trùng tuổi 1 (trong trứng) Ấu trùng tuổi 2 Ấu trùng tuổi 3 Ấu trùng tuổi 4 Con cái trưởng thành Con đực trưởng thành
Túi trứng và con cái trưởng thành Túi trứng
Trứn g