Với mục tiêu "phấn đấu trở thành một ngân hàng hàng đầu của Việt
Nam trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn", NHĐT&PT Việt Nam đã
thiết lập một quy trình tín dụng trung và dài hạn để áp dụng trong toàn bộ hệ thống NHĐT&PT ở Việt Nam. Quy trình này vẫn đợc dựa trên cơ sở của quy trình tín dụng trung và dài hạn chung nhng đợc cụ thể hoá hơn ở từng bớc.
* Bớc 1: Cán bộ tín dụng hớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Bộ hồ sơ gồm giấy đề nghị
vay vốn, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính (báo cáo tài chính tối thiểu một năm gần nhất và quý gần nhất), hồ sơ về dự án vay vốn (quyết định phê duyệt dự án đầu t của cấp thẩm quyền, thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu t đối với doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty...).
* Bớc 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Dựa vào các thông tin đã có, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định những nội dung sau: thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng; thẩm định về năng lực và uy tín của khách hàng (ngành nghề kinh doanh; mô hình tổ chức, bố trí lao động; quản trị điều hành của lãnh đạo; quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng...); tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng; thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, thẩm định về kinh tế - kỹ thuật của dự án; thẩm định xác định nguồn vốn, thời hạn, lãi suất cho vay; thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Sau khi thẩm định xong, những nhân viên đợc giao nhiệm vụ này lập tờ trình cho cấp trên để làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, vấn đề quan trọng là phải phân tích và đánh giá đợc hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp từ đó có cơ sở xem xét và quyết định có cho vay đối với doanh nghiệp đó hay không và nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nhận thức đợc điều đó, Sở giao dịch đã đa vào sử dụng mô hình SWOT và mô hình PORTER nhằm nhận biết những rủi ro ảnh hởng đến doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp xin vay có khả năng và có sẵn lòng trả nợ hay không. Việc Sở sử dụng hai mô hình này góp phần đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn định và có hiệu quả, nâng cao chất lợng hoạt động tín dụng của Sở, nhất là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nh hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
Mô hình SWOT là mô hình đợc áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, việc nghiên cứu theo mô hình này chủ yếu dựa vào phân tích,
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Strength, Weakness, Opportunity,Threat). Cụ thể trong hoạt động tín dụng ngân hàng, việc áp dụng mô hình này tập trung vào phân tích dựa trên 5 khía cạnh chủ yếu: Môi trờng kinh doanh, ngành kinh doanh, vấn đề quản lý, vấn đề sở hữu và khả năng sinh lời/ dòng tiền của một doanh nghiệp. Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dựa trên các khía cạnh trên giúp Ngân hàng biết đợc những ảnh hởng của môi trờng kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã làm gì để giảm rủi ro và Ngân hàng có thể kiểm soát đợc những rủi ro đó hay không, doanh nghiệp có giành đợc thế chủ động trong môi trờng cạnh tranh không, sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trờng hay không, xu hớng phát triển của doanh ngiệp trong tơng lai, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có đủ tin cậy để Ngân hàng quan hệ lâu dài hay không, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó có kế hoạch cho vay một cách an toàn hiệu quả. Nh vậy việc sử dụng mô hình SWOT là cơ sở để đa ra phán quyết cuối cùng là doanh nghiệp đó có đáng tin cậy để cho vay vốn hay không.
Doanh nghiệp luôn hoạt động trong môi trờng cạnh tranh nên cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do đó, bên cạnh mô hình SWOT, Sở giao dịch cũng sử dụng mô hình PORTER. Đây là mô hình phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và các yếu tố cạnh tranh trên thị trờng ảnh hởng đến doanh nghiệp, từ đó giúp cho Ngân hàng có đợc những khoản vay tốt, đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Mô hình PORTER chỉ ra 5 nhân tố cạnh tranh của một ngành kinh doanh. Đó là sự đe dọa của các đơn vị mới tham gia, đe dọa của sản phẩm thay thế, cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ hiện tại, lợi thế của ngời mua, lợi thế của ngời cung cấp. Dựa vào 5 yếu tố cạnh tranh này, Ngân hàng đánh giá vị trí của ngành hay của doanh nghiệp trên thị trờng, phân tích xem những rủi ro của doanh nghiệp đó nh thế nào, liệu doanh nghiệp có thành công hay không... để từ đó đa ra quyết định tín dụng đúng đắn.
* Bớc 3: Quyết định cho vay
Theo quy định, thời hạn xem xét quyết định cho vay đối với dự án nhóm A là không quá 25 ngày, nhóm B là 18 ngày và 12 ngày đối với dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Kết thúc bớc này đợc đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định là từ chối cho vay (Ngân hàng nêu rõ lý do không cho vay) hay chấp thuận thông qua việc ký hợp đồng tín dụng.
* Bớc 4: Giải ngân, kiểm tra, giám sát
Sau khi hợp đồng tín dụng đợc ký kết, Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện những điều khoản đã thoả thuận: thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giải ngân và tiến hành kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ của khách hàng.
* Bớc 5: Thu nợ, thu lãi và xử lý phát sinh
Đến kỳ hạn trả nợ Ngân hàng sẽ tiến hành thu vốn gốc và lãi. Nếu việc thanh toán không đúng hạn đòi hỏi Ngân hàng phải xử lý, đa ra các phán quyết tín dụng mới.
* Bớc 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng
Đây là một quy trình thống nhất toàn hệ thống NHĐT&PT VN nên đ- ợc các cán bộ tín dụng của Sở giao dịch tuân thủ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, đảm bảo cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn diễn ra nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.