Nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.Doc (Trang 65 - 67)

Chất lợng của khoản tín dụng phụ thuộc trớc tiên bởi ngời cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải là ngời có trình độ chuyên môn cao; có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại, dự đoán đợc tiềm năng phát triển và những biến động trong tơng lai; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Trong hoạt động của ngân hàng, cần phải coi đây là đội ngũ tinh nhuệ nhất luôn phải đối mặt với sự phức tạp của nền kinh tế thị trờng, là những ngời tạo ra thu nhập và lợi nhuận chính cho ngân hàng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hởng của những biến động trong nớc mà còn cả những biến động trên thế giới. Điều này đòi hỏi ngời cán bộ tín dụng phải hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực, mà đôi khi là quá sức với họ. Một cán bộ không thể vừa quản lý cho vay thơng mại, vừa cho vay xây dựng, chế biến, vận tải... vì nh vậy các cán bộ tín

dụng sẽ rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin tín dụng. Giải pháp đặt ra là Sở nên thực hiện chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng thành từng nhóm có đặc điểm riêng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực, sở trờng và kinh nghiệm chuyên môn của từng cán bộ tín dụng hay nhóm cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với một loại khách hàng nhất định. Việc chuyên môn hoá này vẫn phù hợp với định hớng đa dạng hoá tín dụng, làm tăng chất lợng và độ tin cậy của các thông tin tín dụng, tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài, đồng thời giảm thiểu chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay.

Bên cạnh việc chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ tín dụng, Sở cần quan tâm đến công tác lựa chọn cán bộ tín dụng đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp và đào tạo cán bộ tín dụng. Thờng xuyên đào tạo nghiệp vụ cả trong nớc và nớc ngoài nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt về khả năng phân tích, thẩm định kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Sở có thể tạo điều kiện về thời gian, học phí để cho các cán bộ yên tâm tham gia các lớp đào tạo. Cùng với đó, cán bộ tín dụng tại Sở cũng cần phải thờng xuyên đợc trang bị kiến thức về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, pháp luật, phải chấn chỉnh về đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình, phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn. Các cán bộ tín dụng cũng phải chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận nhóm khách hàng có vốn đầu t nớc ngoài. Sở giao dịch NHĐT&PT VN với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ nghiệp vụ nhng kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên Sở cần mở các lớp tập huấn phổ biến cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy, các quy định của ngành, liên ngành, phổ biến đờng lối phát triển của địa phơng, của Đảng và nhà nớc. Một biện pháp rất quan trọng trong công tác tín dụng, đó là Sở cần tổ chức cho cán bộ tín dụng học cách giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách

hàng, ngăn chặn kịp thời đợc những ý đồ xấu của khách hàng, góp phần nâng cao chất lợng tín dụng nói chung và chất lợng tín dụng trung và dài hạn nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.Doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w