Triển khai biện pháp đánh giá chất lợng tín dụng theo mức độ rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.Doc (Trang 67 - 69)

rủi ro

Hiện nay, để đánh giá chất lợng hoạt động tín dụng của mình, các Ngân hàng thơng mại Việt Nam nói chung và Sở giao dịch NHĐT&PT VN nói riêng đều dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn. Với quan điểm này, một khoản vay trong hạn là khoản vay có hiệu quả còn nợ quá hạn càng nhiều thể hiện chất lợng tín dụng càng xấu. Theo quyết định mới_ Quyết định127/2005/QĐ- NHNN có quy định: nếu khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, dù tổ chức tín dụng chấp thuận cho cơ cấu lại thời gian trả nợ hay không thì số d nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó vẫn bị coi là nợ quá hạn. Mặc dù đây là sự thay đổi tích cực nhng đối với khoản vay trung và dài hạn, kỳ hạn trả nợ của nó (đợc xác định dựa trên đặc điểm luồng tiền mặt các thời kỳ trớc và các dự báo về

luồng tiền mặt trong tơng lai) thờng dài, có khi là quý hay bán niên, đặc biệt đối với các dự án đang xây dựng thì có khi phải sau thời gian ân hạn là mấy năm ngân hàng mới bắt đầu thu nợ. Trong thời gian dài nh vậy sẽ có nhiều biến cố xảy ra, gây rủi ro cho ngân hàng. Từ đó sẽ tồn tại khoản cho vay trong hạn có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro mất vốn nhng vẫn không phải trích dự phòng tơng đơng với mức độ rủi ro của khoản tín dụng.

Nh vậy, nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì dễ dàng che đậy rủi ro tín dụng, phóng đại chất lợng tín dụng và công tác kiểm toán cũng gặp khó khăn hơn để xác định mức dộ rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó nó còn thể hiện những nhợc điểm nh không nâng cao trách nhiệm của nhân viên tín dụng trong việc đánh giá rủi ro của khoản vay; không cung cấp đợc thông tin cho nhà quản lý mức độ rủi ro của danh mục đầu t để quyết định mức độ rủi ro tăng thêm là bao nhiêu có thể chấp nhận đợc, không đa ra đợc giải pháp định lợng khoản cho vay tăng thêm sẽ ảnh hởng nh thế nào đến rủi ro tín dụng, không đánh giá đợc việc phân bổ vốn có hiệu quả hay không, trích dự phòng không phản ánh đúng chất lợng tín dụng của ngân hàng.

Trong hoạt động tín dụng nói chung, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, Sở giao dịch có thể nghiên cứu, triển khai biện pháp đánh giá chất lợng tín dụng dựa theo mức độ rủi ro. Theo cách này, một khoản cho vay đợc chia thành hai loại chính: khoản cho vay ở mức độ chấp nhận đợc gọi chung là khoản vay có hiệu quả, đợc trích dự phòng ở tỷ lệ chung và khoản cho vay đ- ợc liệt vào danh sách theo dõi. Khoản cho vay đợc liệt vào danh sách theo dõi gồm khoản cho vay có dấu hiệu rủi ro (thể hiện qua tiêu thức khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp không hợp lý, trì hoãn trả nợ...), ở mức độ rủi ro hơn khi nó bị nghi ngờ khó thu hồi (khi các tiêu thức trên có xu hớng xấu đi), cuối cùng là khoản vay khó thu hồi và có khả năng phải xoá nợ. để xếp hạng tín dụng ở đúng mức rủi ro của nó thì Sở cần dựa vào một số chỉ tiêu:

- Lịch sử quan hệ tín dụng giữa khách hàng với Sở thông qua các thông số trì hoãn trả nợ, gia hạn nợ, trả nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích...

- chất lợng quản lý của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Tiêu thức này sẽ đo lờng mức độ rủi ro tiềm ẩn, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Luồng tiền và d nợ hiện tại của khách hàng tại Sở gồm số lợng tiền mặt thu đợc bình quân ngày, tháng so với d nợ vay ngân hàng. Chỉ tiêu này sẽ giúp Sở biết đợc khả năng doanh nghiệp có thể trả nợ ngay lập tức là bao nhiêu. Qua đó, nhân viên tín dụng cũng biết đợc khoảng thời gian nào khách hàng không có nguồn tiền lớn để cân đối thời hạn trả nợ cho hợp lý.

- Tài sản thế chấp và tính thanh khoản của nó phản ánh khả năng chi trả của doanh nghiệp trong trờng hợp doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì rủi ro càng thấp.

- Bảo lãnh của bên thứ ba là tiêu thức đánh giá khoản tín dụng ở mức độ rủi ro bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng trả nợ thay của ngời bảo lãnh khi khoản vay bị trì hoãn hoàn trả.

- Ngoài các chỉ tiêu trên, các thông số nh xu hớng của mặt hàng kinh doanh, chính sách của Nhà nớc, thuế, mức độ cạnh tranh... cũng đánh giá một phần mức độ rủi ro tiềm ẩn của khoản tín dụng đầu t.

Việc áp dụng nội bộ song song cả hai biện pháp trên sẽ giúp Sở giao dịch ràng buộc đợc trách nhiệm, nâng cao ý thức theo dõi chặt chẽ chất lợng của từng khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.Doc (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w