Kinh nghiệm cải cách ngành điện của các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 26 - 29)

Cải cách cơ cấu ngành điện trên thế giới đang diễn ra rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang phát triển. Trong khu vực Đông Nam Á, các công ty điện lực đều đã và đang xây dựng chương trình cải cách cơ cấu ngành điện.

Trước đây, các công ty điện lực đều do nhà nước nắm giữ 100% vốn, quản lý toàn bộ hoặc một phần các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Đa số các công ty điện lực đều do chính phủ sở hữu, quản lý và trực tiếp quản lý các mặt hoạt động của công ty như: kinh doanh, đầu tư, xác định biểu giá bán điện. Các công ty điện lực ngoài nhiệm vụ kinh doanh bán điện đều đảm nhận nhiệm vụ chương trình điện khí hoá nông thôn theo sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Chính phủ.

Bắt đầu từ những năm của thập kỷ 90, các công ty điện lực trong khu vực bắt đầu xây dựng chương trình cải cách ngành điện với các nội dung chính sau:

- Thương mại hoá và công ty hoá: các công ty điện lực đều lập kế hoạch và

triển khai thực hiện chuyển đổi tổ chức từ một đơn vị chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ sang thành một công ty có tư cách pháp nhân riêng và Ban lãnh đạo riêng. Công ty được Chính phủ giao vốn và thực hiện quyền chủ sở hữu các tài sản do Nhà nước giao. Công ty chuyển sang hoạt động như một công ty kinh doanh điện có mục tiêu kinh doanh rõ ràng, tập trung trước tiên là tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ ở các vùng xa xôi hẻo lánh nhưng được Chính phủ trực tiếp bù khi thực hiện các nhiệm

vụ này. Các công ty điện lực phải triển khai áp dụng các hệ thống kế toán thương mại, hạch toán kinh tế lỗ lãi rõ ràng.

- Tư nhân hoá: các công ty điện lực được bán một phần hoặc toàn bộ sang sở

hữu tư nhân trừ khâu truyền tải, các nhà máy thuỷ điện lớn vẫn giữ lại thuộc sở hữu nhà nước. Bên cạnh việc tư nhân hoá các cơ sở cũ của ngành điện, các nước cũng đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào ngành điện dưới dạng BOT, BOO hoặc liên doanh Một số công ty còn đưa ra chương trình sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm mở rộng việc thu hút vốn.

- Phân tách công ty điện lực cũ thành các công ty phát, truyền tải và phân phối độc lập: ví dụ như ở Singapore, công ty điện lực cũ được tách thành ba công ty

hoạt động trong khâu phát điện, một công ty quản lý lưới điện phân phối và truyền tải đồng thời đảm nhận nhiệm vụ quản lý thị trường điện và một công ty chịu trách nhiệm trong khâu phân phối và bán lẻ.

- Xây dựng thị trường điện cạnh tranh: song song với quá trình cơ cấu lại các

công ty điện lực, các nước trong khu vực cũng vạch ra kế hoạch xây dựng thị trường điện cạnh tranh theo mô hình thị trường điện bắt buộc trong đó tất các điện năng giao dịch đều thực hiện qua thị trường theo hình mẫu của thị trường điện Australia hoặc thị trường điện tự nguyện theo hình mẫu của NewZealand, Anh trong đó các bên bán và mua điện được quyền lựa chọn mua bán điện qua thị trường điểm (spot market) hoặc qua các hợp đồng mua bán trực tiếp.

Theo kế hoạch vạch ra ban đầu, các nước đều dự kiến sẽ hoàn thành việc cải cách cơ cấu các công ty điện lực và xây dựng thị trường điện trong giai đoạn từ 2000 đến 2005. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trên thị trường điện California năm 2000 với hàng loạt hậu quả nặng nề như giá điện trên thị trường tăng vọt, thiếu trầm trọng nguồn điện, các công ty điện lực cũ lâm vào tình trạng phá sản... đã khiến hầu hết các nước trong khu vực phải xem xét lại kế hoạch cải cách trước đây. Trong đó chỉ trừ chương trình thương mại hoá và công ty hóa đều được các nước tiếp tục triển khai. Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã tạm dừng chương trình tư nhân hoá, phân tách và thành lập thị trường điện. Trong khu vực hiện nay chỉ có Singapore và PhiLippine đã thực hiện việc phân tách công ty điện lực cũ, tư nhân hoá một phần; riêng Singapore đã bắt đầu thực hiện việc chào giá cạnh tranh qua thị trường điện.

Kết luận chương 1:

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế đến đâu thì lĩnh vực tác động chi phối của tài chính vươn đến đó. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính như là: nên đầu tư vào đâu, số lượng bao nhiêu, vấn dề huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn, về bảo tồn và phát triển vốn, về vay nợ và trả nợ, về phân phối doanh thu và lợi nhuận…

TCDN có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược tài chính phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề tài chính để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Quản lý tài chính luôn là lĩnh vực khó khăn và phức tạp. Để chiến lược tài chính mang lại hiệu quả, cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các chiến lược khác nhau, cần có sự phù hợp giữa chiến lược tài chính và mô hình tổ chức doanh nghiệp.

Việc phân tích mô hình EVN nhằm rút ra những mặt đã được và tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý tài chính của EVN có vai trò rất quan trọng. Từ đó, chúng ta sẽ có cơ sở nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của EVN nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế của EVN, đồng thời phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 26 - 29)