PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 35)

2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn: 2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản:

EVN là một trong những doanh nghiệp có tài sản lớn nhất Việt Nam, quy mô vốn và tài sản trong 03 năm gần đây được thể hiện trong Phụ lục số 01. Nguồn vốn kinh doanh của EVN được bổ sung từ lợi nhuận, ngân sách nhà nước cấp hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước.

Kể từ năm 2002, EVN được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm, đây là nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư xây dựng các công trình điện.

Năm 2002 Chính phủ cho phép tăng giá điện và khoản doanh thu do chênh lệch tăng giá điện này được chuyển sang đầu tư đã làm giảm bớt một phần khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư nguồn và lưới điện.

EVN đã nhận được nguồn hỗ trợ phát triển của rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, Chính phủ Nhật Bản, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, với tổng số vốn vay đã ký hiệp định khoảng 3,704 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự cân đối về tài chính của EVN vẫn liên tục căng thẳng. Trên thực tế, trong 2 năm rưỡi từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2003, EVN đã thực hiện đầu tư 33.630 tỷ đồng bằng 79% tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn từ năm 1996 – 2000. Vốn đầu tư ngày càng tăng mạnh khiến cho khả năng huy động tài chính và huy động vốn của EVN trở nên khó khăn.

Nhu cầu điện tăng cao, bình quân 15%/năm, để đáp ứng yêu cầu cần phải đầu tư trên 30 nhà máy từ nay đến 2010. Vì thế đòi hỏi phải huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm rất lớn. EVN phải huy động vốn bằng nhiều nguồn: vốn vay, vốn đầu tư cả nước ngoài và trong nước… Theo tính toán từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư trung bình mỗi năm gần 33.000 tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD), trong đó 20.500 tỷ đầu tư cho nguồn điện và 12.500 tỷ đồng đầu tư cho lưới điện.

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA EVN

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm

2001 Năm 2002 Năm 2003 ước 2004 Tổng vốn đầu tư 12,667.00 12,449.52 13,275.53 18,489.30 23,529.00

- Ngân sách 426.20 294.30 239.00 59.00

- Nguồn tín dụng 1,202.00 1,978.90 3,641.40 2,603.90 4,294.00

- KHCB 3,207.00 5,519.20 5,056.70 9,033.10 11,638.00

- Vay nước ngoài 8,195.00 3,902.82 3,120.43 2,654.00 4,677.00

- Tăng giá điện 2,095.80 1,555.00

- Vốn khác 63.00 622.40 1,162.70 1,863.50 1,306.00

Trả nợ vốn vay 1,500 3,225.6 1,582.5 1,830.8 3,000 2.3.1.2 Những tồn tại trong quản lý sử dụng và bảo toàn vốn:

Kế hoạch đầu tư xây dựng một số dự án chưa bám sát tình hình phụ tải điện của các vùng liên quan đến dự án, dẫn đến tình hình đầu tư không đồng bộ giữa phát triển lưới điện và phụ tải, giữa lưới truyền tải và lưới phân phối.

EVN có quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư rõ ràng tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn. Đối với các dự án được đầu tư bằng vốn vay cũng rơi vào tình trạng tương tự, tiến độ thực hiện chậm đã ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành và tiến độ giải ngân thanh toán cho dự án dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

b. Vấn đề huy động vốn

Cái khó của EVN là trong khi nhu cầu đầu tư phát triển nguồn điện hàng năm là rất lớn (chiếm trên 60% tổng nhu cầu đầu tư) nhưng nhiều tổ chức không cho vay để đầu tư nguồn điện mà chỉ tập trung cho vay đầu tư lưới điện. Tuy các tổ chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước tỏ ý sẵn sàng cho EVN vay song lại đưa ra điều kiện Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh cho EVN hoặc yêu cầu EVN giảm nhu cầu đầu tư và tăng tỷ lệ đầu tư, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo khả năng trả nợ.

Hiện nay lộ trình tăng giá điện không được thực hiện như kế hoạch và dự kiến chậm một năm, nghĩa là đến 01/01/2006 giá điện mới có khả năng tăng đến 7UScent/kWh. Do đó, khả năng cân đối tài chính của EVN sẽ rất khó khăn. Cân đối tài chính theo tần suất thủy điện 65% nguồn tự tích lũy cho đầu tư và trả nợ trong giai đoạn 2001-2010 chỉ đạt 175.648 tỉ đồng (11,3 tỉ USD), trong đó từ nguồn khấu hao cơ bản là 6,49 tỉ USD, chênh lệch tăng giá điện và thu sử dụng vốn là 4,32 tỉ USD, tổng nhu cầu cần vay là 11,138 tỉ USD, cao hơn khả năng tự cân đối.

c. Vấn đề quản lý vốn vật tư:

Hiện nay vật tư thiết bị tồn kho không cần dùng và để lâu dẫn đến kém mất phẩm chất chưa được thanh xử lý vẫn còn khá lớn. Một số Điện lực còn dự trữ vật tư quá nhiều so với nhu cầu thực tế của đơn vị. Điều này đã gây ứ đọng vốn hoặc vật tư thiết bị để lâu dẫn đến kém mất phẩm chất. Tuy nhiên, EVN chưa xây dựng và ban hành bộ định mức về dự trữ nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh cho dự phòng của các đơn vị. Việc tiếp nhận, bảo quản vật tư thiết bị trong đầu tư xây dựng chưa được quan tâm đúng mức; có vật tư thiết bị bị hư hỏng do bảo quản không tốt; có những loại VTTB giao và khoán trắng cho các đơn vị thi công không được kiểm tra chất lượng ảnh hưởng đến công trình; chưa tận dụng vật tư thiết bị tồn kho của các công trình, số lượng vật tư thiết bị hiện có trong kho chưa được sử dụng đơn vị quản lý (các Ban quản lý dự án) không nắm được cụ thể để đề xuất phương án sử dụng, có trường hợp vẫn đề nghị mua vật tư thiết bị trong khi vẫn có trong kho do chính đơn vị quản lý nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như thiệt hại về kinh tế.

Tiến độ xây dựng, quyết toán các công trình còn quá chậm và bị kéo dài; lập tiến độ mua sắm vật tư thiết bị chưa phù hợp với tiến độ xây lắp; lập dự trù đơn hàng chưa sát với thực tế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng là nguyên nhân khiến cho giá trị vốn vật tư thiết bị hàng năm còn ở mức cao.

2.3.2 Tình hình quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận 2.3.2.1 Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận: 2.3.2.1 Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận:

Nếu chỉ xét 3 khâu sản xuất kinh doanh chính là sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, thì khối hạch toán tập trung gồm hai khâu sản xuất và truyền tải điện. EVN hạch toán tất cả các chi phí phát sinh ở hai khâu này, đưa ra mức đơn giá bán điện nội bộ để bán cho các công ty điện lực. Các công ty điện lực mua điện của EVN và bán lại cho khách hàng dùng điện với giá bán điện do Nhà nước quy định.

- EVN thực hiện tổng hợp các chi phí, doanh thu và xác định lãi, lỗ của toàn bộ khối hạch toán tập trung, gồm các công việc:

(1) EVN quản lý chi phí theo kế hoạch. Dựa trên cơ sở kế hoạch chi phí đã đề ra từ 5 năm và hàng năm, EVN thực hiện phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

(2) EVN cấp phát cho các đơn vị thành viên nói trên bằng tiền, vật tư, thiết bị, phụ tùng thông qua tài khoản vãng lai nội bộ và thực hiện quyết toán chi phí, giá thành theo thực tế thông qua các báo cáo tài chính hàng quí và cả năm của các đơn vị đó. (3) Các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác thực hiện hạch toán và quản lý chi phí phát sinh tại đơn vị, định kỳ hàng tháng, quí, năm phải báo cáo cho EVN. Ngoài ra đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài sản phẩm điện, các đơn vị này tự chịu trách nhiệm hạch toán.

(4) EVN quản lý tập trung các nguồn quĩ của khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc, gồm quĩ đầu tư phát triển sản xuất, quĩ dự phòng tài chính, quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi. Sau đó, EVN thực hiện phân phối cho các đơn vị thành viên theo qui chế phân phối nội bộ.

- Các công ty điện lực được thực hiện theo chếđộ hạch toán kinh tếđộc lập theo phân cấp, được giao vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty, bao gồm các công việc:

(1) Trực tiếp quản lý hạch toán doanh thu (có được từ việc bán điện cho khách hàng dùng điện), chi phí (trong đó có chi phí mua điện của EVN), và xác định lãi, lỗ về hoạt động kinh doanh điện.

(2) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của EVN về các hoạt động tài chính, kinh doanh theo những qui chế chung đã qui định.

(3) Trực tiếp quản lý và sử dụng các quĩ của đơn vị.

- Phân phối lợi nhuận định mức cho các đơn vị thuộc EVN:

(1) EVN quản lý tập trung vốn khấu hao TSCĐ của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và vốn khấu hao TSCĐ thuộc lưới điện 66kV và các TSCĐ khác do EVN cấp đối với các công ty điện lực.

(2) EVN phân bổ cho khối hạch toán tập trung một khoản lợi nhuận định mức dựa trên cơ sở chi phí kế hoạch năm do các đơn vị báo cáo và đã được EVN phê duyệt. Các đơn vị này nếu thực hiện các chi phí thực tế ít hơn chi phí kế hoạch đã được duyệt thì sẽ có lãi nhiều hơn, và ngược lại. Như vậy, việc lãi hay lỗ của các khâu sản xuất, truyền tải thực chất là việc thực hiện chi phí nhiều hay ít so với kế hoạch. (3) EVN phân bổ lợi nhuận định mức cho các công ty điện lực thông qua giá bán điện nội bộ trên cơ sở chi phí kế hoạch năm (gồm chi phí phân phối điện, tiền lương…) do các đơn vị báo cáo và đã được EVN phê duyệt. Như thế, các công ty điện lực, dù là doanh nghiệp hạch toán độc lập, nhưng không được hưởng lợi nhuận từ việc hưởng khoản chênh lệch giữa giá mua điện của EVN và giá bán điện cho khách hàng sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, mà trong thực tế, EVN có thể điều tiết khoản lợi nhuận của các công ty điện lực thông qua việc điều chỉnh tăng hay giảm giá mua bán điện nội bộ (còn giá bán cho khách hàng đã do nhà nước qui định).

2.3.2.2 Doanh thu:

EVN quản lý doanh thu tương đối tốt, doanh thu được theo dõi đầy đủ, phản ánh đúng thực tế sản xuất kinh doanh của toàn EVN. Doanh thu hàng năm đều tăng so với kế hoạch và tăng so với năm trước. Hoạt động SXKD khác như thông tin viễn thông, cơ khí, XDCB cũng mang lại doanh thu đáng kể. Doanh thu viễn thông công cộng tuy mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2002 cũng đã đạt 64,7 tỷ đồng, doanh thu của Công ty sản xuất thiết bị điện tăng 30,2%, của Công ty Cơ điện Thủ Đức tăng 24% (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.3 Chi phí

EVN đã có nhiều cố gắng tiết kiệm chi phí phấn đấu hạ giá thành kwh điện. Tuy nhiên, giá thành có xu hướng tăng lên, do nguyên nhân khách quan như giá nhiên liệu tăng, chi phí điện mua ngoài tăng, tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn…EVN luôn phấn đấu để giảm chi phí giá thành, nhất là khoản chi phí khác bằng tiền, triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng.

Năm 2002, EVN đã triển khai thực hiện quy chế giá hạch toán nội bộ đối với các nhà máy điện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sự cố thiết bị nguồn giảm, công tác quản lý đang dần đi vào nề nếp theo tiêu chí nhất định có điều chỉnh hợp lý trong thực hiện, đồng thời kích thích tiết kiệm nhiên liệu, điện tự dùng cũng như việc nâng cao được thu nhập. (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.4 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:

EVN đã phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Trong năm tài chính 2002 cùng với quyết định điều chỉnh giá điện từ ngày 01/10/2002 , khoản chênh lệch tăng giá điện và khoản thu sử dụng vốn được Chính phủ cho phép để lại đầu tư, tăng tỷ lệ tự đầu tư của EVN đã tháo gỡ và giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư phát triển. (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.5 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận. phối lợi nhuận.

Các khâu sản xuất và truyền tải điện là hai khâu quan trọng, có chi phí rất lớn trong ngành điện. Do hoạt động theo chế độ cấp phát chi phí dựa vào kế hoạch được duyệt, tổ chức hạch toán tập trung tại EVN nên không thể khuyến khích các khâu sản xuất và truyền tải điện tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự không khuyến khích tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong các khâu này. Như vậy, có thể khâu phân phối sẽ phải gánh những chi phí bất hợp lý cho hai khâu này.

Do hiện nay, EVN chưa định lượng được chính xác chi phí ở khâu phân phối cần thiết của mỗi công ty điện lực (vì có đặc điểm khác nhau về địa bàn phục vụ khách hàng, mật độ khách hàng, địa bàn quản lý lưới điện, phạm vi phủ rộng của hệ thống lưới điện,…) nên EVN phải giao các chỉ tiêu chặt chẽ cho các công ty điện lực. Thực tế là hiện nay, EVN thường xuyên điều chỉnh các chỉ tiêu cho các công ty điện lực vì kết quả thực hiện của các công ty này hàng năm rất biến động so với kế hoạch cũng như so với cùng kỳ các năm trước. Kết quả là sự quản lý khâu phân phối điện bằng các chỉ tiêu đang mang những nhược điểm quan trọng: 1- Về chỉ tiêu giá bán điện bình quân, cách giao chỉ tiêu hiện nay khó khuyến khích các công ty điện lực cố gắng rà soát đối tượng dùng điện để tính đúng giá, vì hệ quả của sự cố gắng lại được trao đổi bằng chỉ tiêu năm sau sẽ cao hơn, giá mua điện nội bộ cao hơn ; 2- Về chỉ tiêu tỉ lệ điện tổn thất, công ty điện lực nào cứ thực hiện tỉ lệ tổn thất càng giảm nhiều so với kế hoạch, thì chỉ tiêu được giao sẽ giảm xuống, cho một kết quả tương tự như chỉ tiêu giá bán điện bình quân ; 3- Về chỉ tiêu đơn giá tiền lương: cách giao đơn giá tiền lương hiện nay cho các công ty điện lực mang tính cào bằng thành tích tăng năng suất lao động.

Giá mua bán điện giữa các đơn vị trong nội bộ ngành điện thực chất là giá điện EVN bán lại cho các công ty điện lực. EVN ấn định giá mua điện cho các công ty điện lực khác nhau sao cho thu nhập tương đối cân bằng giữa các công ty điện lực. Việc ấn định giá bán điện nội bộ cho các công ty điện lực chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của các công ty trong năm trước, hạn chế việc các công ty tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, tức là EVN không muốn bán cho một công ty điện lực nào đó với giá đầu vào quá thấp so với khả năng thực hiện giá bán điện đầu ra cho khách hàng, vì như thế có thể sẽ dẫn đến có công ty điện lực lãi quá nhiều so với mức lãi bình quân chung của các công ty điện lực. Khi các công ty phấn đấu bán càng nhiều

điện sẽ có lãi nhiều, nhưng nếu qua mỗi năm, EVN giao lại giá bán nội bộ cho các công ty để điều hòa lợi nhuận chung hợp lý, thì rõ ràng khó khuyến khích được sự phấn đấu đó. Như vậy, với sự ràng buộc ở giá bán điện cho khách hàng theo quy định của nhà nước, hệ quả tất yếu là các công ty điện lực đã bị hạn chế về tính tự chủ tài chính, hoạt động chưa được thương mại hóa. Các công ty điện lực không

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)