Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 40 - 41)

EVN đã phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Trong năm tài chính 2002 cùng với quyết định điều chỉnh giá điện từ ngày 01/10/2002 , khoản chênh lệch tăng giá điện và khoản thu sử dụng vốn được Chính phủ cho phép để lại đầu tư, tăng tỷ lệ tự đầu tư của EVN đã tháo gỡ và giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư phát triển. (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.5 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận. phối lợi nhuận.

Các khâu sản xuất và truyền tải điện là hai khâu quan trọng, có chi phí rất lớn trong ngành điện. Do hoạt động theo chế độ cấp phát chi phí dựa vào kế hoạch được duyệt, tổ chức hạch toán tập trung tại EVN nên không thể khuyến khích các khâu sản xuất và truyền tải điện tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự không khuyến khích tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong các khâu này. Như vậy, có thể khâu phân phối sẽ phải gánh những chi phí bất hợp lý cho hai khâu này.

Do hiện nay, EVN chưa định lượng được chính xác chi phí ở khâu phân phối cần thiết của mỗi công ty điện lực (vì có đặc điểm khác nhau về địa bàn phục vụ khách hàng, mật độ khách hàng, địa bàn quản lý lưới điện, phạm vi phủ rộng của hệ thống lưới điện,…) nên EVN phải giao các chỉ tiêu chặt chẽ cho các công ty điện lực. Thực tế là hiện nay, EVN thường xuyên điều chỉnh các chỉ tiêu cho các công ty điện lực vì kết quả thực hiện của các công ty này hàng năm rất biến động so với kế hoạch cũng như so với cùng kỳ các năm trước. Kết quả là sự quản lý khâu phân phối điện bằng các chỉ tiêu đang mang những nhược điểm quan trọng: 1- Về chỉ tiêu giá bán điện bình quân, cách giao chỉ tiêu hiện nay khó khuyến khích các công ty điện lực cố gắng rà soát đối tượng dùng điện để tính đúng giá, vì hệ quả của sự cố gắng lại được trao đổi bằng chỉ tiêu năm sau sẽ cao hơn, giá mua điện nội bộ cao hơn ; 2- Về chỉ tiêu tỉ lệ điện tổn thất, công ty điện lực nào cứ thực hiện tỉ lệ tổn thất càng giảm nhiều so với kế hoạch, thì chỉ tiêu được giao sẽ giảm xuống, cho một kết quả tương tự như chỉ tiêu giá bán điện bình quân ; 3- Về chỉ tiêu đơn giá tiền lương: cách giao đơn giá tiền lương hiện nay cho các công ty điện lực mang tính cào bằng thành tích tăng năng suất lao động.

Giá mua bán điện giữa các đơn vị trong nội bộ ngành điện thực chất là giá điện EVN bán lại cho các công ty điện lực. EVN ấn định giá mua điện cho các công ty điện lực khác nhau sao cho thu nhập tương đối cân bằng giữa các công ty điện lực. Việc ấn định giá bán điện nội bộ cho các công ty điện lực chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của các công ty trong năm trước, hạn chế việc các công ty tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, tức là EVN không muốn bán cho một công ty điện lực nào đó với giá đầu vào quá thấp so với khả năng thực hiện giá bán điện đầu ra cho khách hàng, vì như thế có thể sẽ dẫn đến có công ty điện lực lãi quá nhiều so với mức lãi bình quân chung của các công ty điện lực. Khi các công ty phấn đấu bán càng nhiều

điện sẽ có lãi nhiều, nhưng nếu qua mỗi năm, EVN giao lại giá bán nội bộ cho các công ty để điều hòa lợi nhuận chung hợp lý, thì rõ ràng khó khuyến khích được sự phấn đấu đó. Như vậy, với sự ràng buộc ở giá bán điện cho khách hàng theo quy định của nhà nước, hệ quả tất yếu là các công ty điện lực đã bị hạn chế về tính tự chủ tài chính, hoạt động chưa được thương mại hóa. Các công ty điện lực không được kích thích cao các nổ lực trong việc tìm kiếm những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì mọi cố gắng giảm chi phí phân phối điện, nâng cao giá bán, tăng lợi nhuận … đều có thể bị san bằng. Trên thực tế, có thể hiểu các công ty điện lực chỉ cố gắng bán đúng giá để không bị sai qui định.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)