Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 54 - 56)

Để đẩy mạnh hơn nữa tiến độ và nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hoá, EVN đã và đang chủ động đưa ra nhiều biện pháp tích cực Tuy nhiên, là một Tổng công ty lớn, với nhiều đặc thù trong SXKD nên khi áp dụng những quy định chung về cổ phần hoá của Nhà nước và Bộ Công nghiệp đã nảy sinh một số vướng mắc và một số đề nghị như sau:

Trước hết là việc xác định giá trị doanh nghiệp (GTDN) - khâu quan trọng, phức tạp và mất nhiều thời gian nhất. Việc nghiên cứu, tìm thêm một số phương

pháp khác để có thể lựa chọn, áp dụng cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị là rất cần thiết, nhất là đối với các loại hình doanh nghiệp như các công ty tư vấn, trường học, Trung tâm Công nghệ thông tin.

Để xác định GTDN một cách tương đối chính xác thì cũng cần lựa chọn hình thức phù hợp cho công tác tổ chức thực hiện. Hình thức thành lập hội đồng xác định GTDN có nhược điểm là khó triệu tập các thành viên hội đồng và các đánh giá thường mang tính chủ quan do thành phần hội đồng hầu hết là những người không chuyên nghiệp, ở nhiều cơ quan quản lý khác nhau với những mục tiêu quản lý riêng. Trong khi đó, hình thức lựa chọn các tổ chức có chức năng định giá để xác định GTDN sẽ nâng cao được tính chuyên nghiệp và khách quan, nhưng năng lực của các tổ chức định giá đang là vấn đề cần quan tâm.

Về thẩm quyền quyết định GTDN hiện nay cũng chưa hợp lý. Chẳng hạn, đối với các tổng công ty lớn như EVN vẫn chưa có cơ chế phân cấp cho HĐQT - cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các TCT NN, đồng thời, nhằm đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá, nên chăng cần quy định HĐQT các TCT NN, với tư cách là người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty được quyền quyết định giá trị doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần hoá, điều lệ của công ty cổ phần.

Riêng về quy trình cổ phần hoá còn chung chung, quy trình đối với các đơn vị nhỏ, bộ phận doanh nghiệp cũng giống như một doanh nghiệp lớn, phức tạp. Để đảm bảo công tác thực hiện cổ phần hoá, cần có quy trình cổ phần hoá riêng phù hợp với quy mô từng loại hình doanh nghiệp.

Về cơ chế giá điện cũng còn khá phức tạp do chưa thể tách bạch hoạt động công ích ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều Điện lực có giá bán điện luôn thấp hơn giá thành. Như vậy, việc cổ phần hoá đối với các Điện lực là không đơn giản nếu chưa có một cơ chế giá mua bán điện hợp lý. Các nhà đầu tư và các công ty cổ phần còn băn khoăn vì giá đầu ra thì theo biểu giá bậc thang của Chính phủ và cơ chế bù chéo, trong khi giá đầu vào vẫn chưa có cơ chế cụ thể. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là giải quyết được những vướng mắc về cơ chế giá mua bán điện và cần có cơ chế hoạt động công ích trong ngành Điện nhằm đảm bảo kinh doanh phát triển, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa của EVN.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 54 - 56)