Quản lý, sử dụng vốn và tài sản:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 30)

2.2.1.1 Quản lý và sử dụng vốn

EVN được Nhà nước giao vốn và có trách nhiệm không ngừng phát triển số vốn được giao từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình. EVN có thể được đầu tư bổ sung vốn theo quy định Nhà nước để hỗ trợ phát triển kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của EVN, trong đó có phần vốn Nhà nước giao.

EVN tổ chức giao vốn cho các đơn vị thành viên theo phương án được HĐQT phê duyệt. EVN được chủ động trong việc sử dụng vốn tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng có trách nhiệm phải bảo toàn và phát triển số vốn được Nhà nước giao. EVN được quyền điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị thành viên trong EVN đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả.

EVN được phép đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng các hình thức: góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vào doanh nghiệp khác.

EVN có quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của EVN để thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.

2.2.1.2 Quản lý khấu hao TSCĐ

EVN và các đơn vị thành viên thực hiện chế độ trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ Tài Chính. Toàn bộ khấu hao TSCĐ thuộc vốn Nhà nước được để lại EVN để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh. EVN quản lý, sử dụng tập trung phần khấu hao của các TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn của EVN cấp đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, Ban quản lý dự án. Các đơn vị hạch toán độc lập phải nộp về EVN toàn bộ khấu hao của các TSCĐ thuộc lưới điện có cấp điện áp từ 66kV trở lên và các TSCĐ được EVN cấp vốn đầu tư (vốn khấu hao, vốn vay…)

Trong trường hợp đặc biệt, EVN có thể huy động khấu hao của các đơn vị hạch toán độc lập để phục vụ nhu cầu tập trung trọng điểm của EVN theo nghị quyết của HĐQT (trừ khấu hao của những tài sản thuộc vốn vay chưa trả hết nợ) theo nguyên tắc ghi giảm vốn kinh doanh cho đơn vị bị huy động.

2.2.1.3 Huy động vốn kinh doanh và vốn đầu tư

EVN được huy động vốn dưới mọi hình thức theo quy định Pháp luật như vay vốn ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay khác để phục vụ nhu cầu đảm bảo và mở rộng sản xuất kinh doanh.

- EVN đảm nhận huy động vốn đầu tư cho phần nguồn điện (trừ Diesel độc lập và thủy điện nhỏ có công suất từ 500kW trở xuống) và lưới điện 66kV trở lên.

- Việc huy động vốn phải tuân theo quy định Pháp luật hiện hành và không được làm thay đổi hình thức sở hữu Nhà nước của EVN.

Tổng Công ty phải chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng huy động vốn.

EVN được vay vốn và quỹ nhàn rỗi của các đơn vị trực thuộc cũng như cho các đơn vị trực thuộc vay lại EVN với lãi suất nội bộ. Lãi suất nội bộ sẽ do HĐQT qui định nhưng không vượt quá lãi suất cho vay của ngân hàng công bố.

EVN bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn trong nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bảo lãnh vay vốn nước ngoài EVN và đơn vị thành viên theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.2.1.4 Bảo toàn vốn

Trong quá trình sử dụng vốn, EVN và các đơn vị thành viên có trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước đúng các quy định:

- Thực hiện chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản theo các quy định của Nhà nước. - Xem xét để mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý của EVN.

- Lập các khoản dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản công nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính.

2.2.1.5 Quản lý nợ

EVN, các đơn vị thành viên thực hiện việc quản lý các khoản nợ đúng quy định Nhà nước, có quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng khâu, từng bộ phận trong việc quản lý, theo dõi, đối chiếu, thu hồi các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động.

EVN phân cấp cho các đơn vị hạch toán độc lập được xử lý toàn bộ các khoản nợ khó đòi thuộc đơn vị quản lý theo quy định về thanh xử lý công nợ của Nhà nước.

Đối với các khoản nợ khó đòi thuộc đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp, các ban quản lý dự án báo cáo EVN giải quyết hoặc EVN uỷ quyền cho Giám đốc đơn vị giải quyết. Trong vòng 30 ngày sau khi xử lý các khoản nợ khó đòi, các đơn vị trực thuộc báo cáo EVN.

2.2.1.6 Xử lý tổn thất tài sản

Khi xảy ra tổn thất tài sản (hư hỏng làm giảm giá trị tài sản, mất) đơn vị phải thành lập hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý kịp thời báo cáo Tổng giám đốc, HĐQT và thực hiện xử lý theo “Quy định quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ”.

EVN được chủ động nhượng bán và thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng nhằm tái đầu tư đổi mới công nghệ theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Những TSCĐ thuộc dây chuyền công nghệ

chính (kể cả những tài sản đã hết khấu hao) trước khi EVN quyết định nhượng bán, thanh lý phải được Chính phủ đồng ý bằng văn bản.

Phụ tùng, phế liệu thu hồi từ tài sản thanh lý nếu sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đánh giá lại giá trị và nhập kho để quản lý sử dụng. Tài sản khi nhượng bán, thanh lý phải thông báo công khai và tổ chức đấu giá theo quy định của Nhà nước. Trong vòng 30 ngày sau khi thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản các đơn vị trực thuộc báo cáo EVN.

2.2.2 Quản lý doanh thu và chi phí. 2.2.2.1 Giá bán điện 2.2.2.1 Giá bán điện

- Giá điện được xác định trên cơ sở chi phí biên dài hạn, khung giá điện do Chính phủ quy định.

- Cơ cấu giá điện có phân biệt theo quy mô sử dụng, mục đích sử dụng, thời điểm sử dụng trong ngày, giá ưu đãi cho giờ thấp điểm, giá thao mùa, theo vùng... nhưng phải đảm bảo đơn giản và có tính khả thi theo từng giai đoạn.

- Nhà nước thông qua công cụ tài chính (thuế) để điều tiết giá cả nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu thụ điện;

2.2.2.2 Quản lý doanh thu 2.2.2.2.1 Doanh thu: 2.2.2.2.1 Doanh thu:

a. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:

Doanh thu về tiêu thụđiện:

- Doanh thu phát sinh và được quản lý tập trung tại EVN là doanh thu bán điện nội bộ cho các công ty điện lực và doanh thu về điện thương phẩm của các nhà máy điện, công ty truyền tải dùng trong hoạt động quản lý, sửa chữa lớn, sản xuất kinh doanh phụ, ánh sáng sinh hoạt lấy từ máy biến áp tự dùng (doanh thu nội bộ).

- Doanh thu phát sinh và được quản lý tại các công ty điện lực bao gồm tiền bán điện cho các khách hàngg, tiền thu bán công suất phản kháng, tiền truy thu sau khi trừ đi số phải thoái hoàn cho khách hàng.

- Doanh thu xác định lãi lỗ về sản xuất kinh doanh điện toàn EVN là doanh thu về điện thương phẩm tiêu thụ trong kỳ, doanh thu này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Doanh thu về xây lắp điện, sản xuất sản phẩm khác và cung cấp dịch vụ.

b. Thu nhập từ hoạt động khác, bao gồm:

- Từ hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có), thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu…)

- Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo qui định của Nhà nước.

- Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.

- Tiền cho thuê tài sản đối với đơn vị cho thuê tài sản không phải hoạt động kinh doanh thừơng xuyên.

Thu nhập từ hoạt động bất thường.

2.2.2.2.2 Hạch toán doanh thu:

- Đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu:

+ Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu hoặc thu nhập là số tiền phải thu từ các hoạt động không bao gồm thuế GTGT (đầu ra).

+ Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu hoặc thu nhập là số tiền phải thu từ các hoạt động (Tổng giá thanh toán).

- Đối với các sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu hoặc thu nhập là số tiền phải thu của hoạt động trên.

- Đối với điện thương phẩm,doanh thu được xác định trên cơ sở sản lượng điện bán cho khách hàng trong kỹ đã ghi chỉ số theo quy trình kinh doanh phát hành hóa đơn (không cần người mua chấp nhận và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa).

- Đối với sản phẩm, dịch vụ nhận thầu tư vấn, xây lắp thi công trong nhiều năm thì doanh thu một năm là giá trị phải thu tương ứng với khối lượng công việc, hạng mục, công trình xây lắp trong năm đó được người giao nhận thanh toán.

2.2.2.3 Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí của EVN là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí hoạt động khác bao gồm chi phí phát sinh tại các đơn vị trực thuộc và chi phí phát sinh tại EVN.

- EVN hạch toán tập trung phần sản xuất, truyền tải điện và phụ trợ phục vụ cho sản xuất truyền tải điện (khối hạch toán tập trung). Chi phí của khối hạch toán tập trung được tổng hợp từ báo cáo tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chi phí phát sinh tại EVN phục vụ cho sản xuất truyền tải điện.

- Các đơn vị hạch toán độc lập, trực tiếp quản lý, theo dõi hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí hoạt động khác, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và báo cáo EVN để tổng hợp.

- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc trực tiếp theo dõi hạch toán quản lý chi phí sản xuất, truyền tải và chi phí phục vụ sản xuất, truyền tải điện báo cáo EVN để tổng hợp.

Chi phí hoạt động sản xuất phụ, dịch vụ khác của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, Ban quản lý dự án do đơn vị quản lý theo dõi hạch toán, xác định kết quả - tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo EVN để tổng hợp.

Tổng Giám đốc EVN xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức vật tư, định mức lao động để trình HĐQT phê duyệt làm căn cứ điều hành sản xuất và quản lý chi phí của EVN.

2.2.3 Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.

Lợi nhuận của EVN là tổng lợi nhuận của các đơn vị trực thuộc và lợi nhuận phần hạch toán tập trung tại EVN, được xác định như sau:

- EVN xác định lợi nhuận phần sản xuất kinh doanh tập trung.

- Các đơn vị hạch toán độc lập xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận phát sinh khác của đơn vị.

- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, sự nghiệp, các Ban quản lý dự án xác định lợi nhuận sản xuất kinh doanh khác (nếu có).

Nếu đơn vị hoạt động có lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì EVN được phép trích lập và sử dụng các quỹ tập trung trên cơ sở phê duyệt của HĐQT bao gồm Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN 2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn: 2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn: 2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản:

EVN là một trong những doanh nghiệp có tài sản lớn nhất Việt Nam, quy mô vốn và tài sản trong 03 năm gần đây được thể hiện trong Phụ lục số 01. Nguồn vốn kinh doanh của EVN được bổ sung từ lợi nhuận, ngân sách nhà nước cấp hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước.

Kể từ năm 2002, EVN được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm, đây là nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư xây dựng các công trình điện.

Năm 2002 Chính phủ cho phép tăng giá điện và khoản doanh thu do chênh lệch tăng giá điện này được chuyển sang đầu tư đã làm giảm bớt một phần khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư nguồn và lưới điện.

EVN đã nhận được nguồn hỗ trợ phát triển của rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, Chính phủ Nhật Bản, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, với tổng số vốn vay đã ký hiệp định khoảng 3,704 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự cân đối về tài chính của EVN vẫn liên tục căng thẳng. Trên thực tế, trong 2 năm rưỡi từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2003, EVN đã thực hiện đầu tư 33.630 tỷ đồng bằng 79% tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn từ năm 1996 – 2000. Vốn đầu tư ngày càng tăng mạnh khiến cho khả năng huy động tài chính và huy động vốn của EVN trở nên khó khăn.

Nhu cầu điện tăng cao, bình quân 15%/năm, để đáp ứng yêu cầu cần phải đầu tư trên 30 nhà máy từ nay đến 2010. Vì thế đòi hỏi phải huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm rất lớn. EVN phải huy động vốn bằng nhiều nguồn: vốn vay, vốn đầu tư cả nước ngoài và trong nước… Theo tính toán từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư trung bình mỗi năm gần 33.000 tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD), trong đó 20.500 tỷ đầu tư cho nguồn điện và 12.500 tỷ đồng đầu tư cho lưới điện.

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA EVN

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm

2001 Năm 2002 Năm 2003 ước 2004 Tổng vốn đầu tư 12,667.00 12,449.52 13,275.53 18,489.30 23,529.00

- Ngân sách 426.20 294.30 239.00 59.00

- Nguồn tín dụng 1,202.00 1,978.90 3,641.40 2,603.90 4,294.00

- KHCB 3,207.00 5,519.20 5,056.70 9,033.10 11,638.00

- Vay nước ngoài 8,195.00 3,902.82 3,120.43 2,654.00 4,677.00

- Tăng giá điện 2,095.80 1,555.00

- Vốn khác 63.00 622.40 1,162.70 1,863.50 1,306.00

Trả nợ vốn vay 1,500 3,225.6 1,582.5 1,830.8 3,000 2.3.1.2 Những tồn tại trong quản lý sử dụng và bảo toàn vốn:

Kế hoạch đầu tư xây dựng một số dự án chưa bám sát tình hình phụ tải điện của các vùng liên quan đến dự án, dẫn đến tình hình đầu tư không đồng bộ giữa phát triển lưới điện và phụ tải, giữa lưới truyền tải và lưới phân phối.

EVN có quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư rõ ràng tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn. Đối với

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)