Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng EVN theo

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 51 - 53)

hình công ty mẹ - công ty con.

EVN đã có những bước chuẩn bị để xây dựng mô hình tổ chức mới cho phép thực hiện đa dạng hoá sở hữu trong Tổng Công ty, tạo tiền đề hình thành nhiều loại hình sở hữu của các đơn vị thành viên. Tuy nhiên để tạo môi trường pháp lý cho các đơn vị hoạt động theo mô hình mới (công ty mẹ – công ty con) nói chung và EVN nói riêng Chính phủ cũng cần có một số chính sách quy định pháp lý phù hợp cho mô hình hoạt động mới mẻ ở Việt Nam.

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các TCT NN, đồng thời, nhằm đẩy mạnh tiến độ sắp xếp đổi mới theo hướng một thị trường điện cạnh tranh, nên chăng HĐQT các TCT NN, với tư cách là người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty có toàn quyền về việc bổ nhiệm nhân sự của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, toàn quyền định đoạt trong kinh doanh, quyết định chiến lược phát triển của doanh nghiệp, sắp xếp chuyển đổi các đơn vị thành viên, HĐQT chịu trách nhiệm trước cơ quan bổ nhiệm. Tổng Giám đốc là người được HĐQT thuê hoặc là người do HĐQT cử ra để điều hành hoạt động của Tổng Công ty theo nghị quyết của HĐQT. Đồng thời cần có cơ chế trả lương rõ ràng, xứng đáng cho HĐQT, không để tình trạng Tổng giám đốc là người trả lương cho HĐQT.

Cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các đạo luật có liên quan đến các tập đoàn kinh tế. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam, nên còn thiếu những quy phạm pháp luật cần thiết. Cần đưa vào các bộ luật những quy phạm điều chỉnh quan hệ pháp lý của các tập đoàn kinh doanh và các chủ thể trong tập đoàn. Trong hệ thống những quy phạm pháp luât có liên quan cần xác định rõ mối quan hệ và địa vị pháp lý của ba loại chủ thể đó là tập đoàn, công ty

mẹ và các công ty con. Những quy phạm pháp luật liên quan đến cấu trúc công ty mẹ - công ty con cần bao hàm những vấn đề quan trọng nhất đặc biệt là các hệ thống kế toán, kiểm toán, thanh tra, thuế, chứng khoán, đầu tư, giao dịch thương mại trong và ngoài tập đoàn.

Cũng cần phải xác định rõ Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một pháp nhân kinh tế hay là một cơ cấu tổ chức, một loại hình tổ chức kinh doanh. TĐKT ở các nước, tuỳ theo mức độ liên kết kinh tế, có nhiều hình thức với các tên gọi khác nhau: Cartel, Group, Syndicate, Consorttium, Combinat, Incorporation, Trust, Conglomerate. Với các hình thức này thì TĐKT đều không phải là một tổ chức pháp lý cụ thể mà là một nhóm các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua "công ty mẹ". Nếu chúng ta xác định Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một loại hình tổ chức kinh doanh thì trước hết chúng ta phải xây dựng được các "công ty con" có tư cách pháp nhân độc lập phù hợp với mô hình tập đoàn kinh doanh và một "công ty mẹ" cũng có tư cách pháp nhân độc lập và thực hiện chức năng kinh doanh, nhưng phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh và có hiệu quả kinh tế cao để vừa thực hiện được chức năng liên kết kinh tế trong tập đoàn, tạo ra sự hấp dẫn gia nhập tập đoàn đối với các thành viên mới, đồng thời giữ được vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước và sự điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực Điện lực.

EVN là doanh nghiệp nhà nước, hơn nữa lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện nên việc can thiệp của Nhà nước vào việc thay đổi mô hình tổ chức của EVN, và các quyết định hành chính là cần thiết, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng một số nội dung: thời điểm ra quyết định phải là thời điểm mà các đơn vị thành viên của EVN đã thay đổi về chất phù hợp với mô hình mới và không phải bằng một quyết định hành chính mang tính "lắp ráp" cơ học; phân định rõ những việc Nhà nước cần can thiệp và những việc nên để thị trường giải quyết; xác định rõ những việc Nhà nước cần làm để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ chế tài chính phù hợp cho việc hình thành và phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam như hình thành và phát triển thị trường điện, chính sách giá điện, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển điện lực, tách bạch hoạt động công ích và sản xuất kinh doanh điện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 51 - 53)