Mặc dù EVN đã ban hành qui chế giá hạch toán nội bộ cho các nhà máy điện, qui chế về tiền lương, thưởng nhưng nhìn chung cơ chế quản lý hiện tại chưa khuyến khích được các nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát huy cao tính tự chủ trong sản xuất. Đơn cử, đối với các nhà máy điện, mỗi nhà máy có một phân xưởng chỉ để phục vụ cho việc sữa chưa lớn, dẫn đến lãng phí cả về lao động, lẫn vốn đâu tư. Hoặc các nhà máy thủy điện công suất không lớn cũng có một bộ máy quản lý riêng; một số nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than và dầu vì vận hành lâu năm, nên hiệu suất thấp; giá các loại phụ tùng thiết bị và thuê nhân công phục vụ sửa chữa lớn cho các nhà máy tua bin khí rất lớn. Nhưng hiện nay, EVN còn chậm triển khai xây dựng các trung tâm sửa chữa để từng bước chủ động trong việc sửa chữa và giảm chi phí... Tóm lại, các nhà máy nhiệt điện chưa có sư cạnh tranh nên hiệu quả sản xuất chưa cao, năng suất lao động các nhà máy điện nói chung của EVN thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến và khu vực.
Tính liên kết của lưới điện truyền tải chưa cao, khi một phần tử bị sự cố sẽ ảnh hưởng chung tới toàn bộ hệ thống. Mô hình tổ chức hiện nay của EVN, với bốn Công ty truyền tải riêng cho bốn vùng địa lý đã tạo ra tình trạng sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các công ty trong quản lý vận hành và đầu tư lưới điện, làm phân tán nguồn lực và tăng chi phí quản lý, không phát huy hết hiệu quả các công trình được đầu tư. Vật tư dự phòng cũng không phải dàn đều cho các công ty.
Điện lực các tỉnh, thành phố có qui mô lớn so với các doanh nghiệp địa phương, nhưng lại là cấp hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân đầy đủ, do vậy gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, quan hệ kinh tế, không có quyền quyết định các vấn đề cấp bách, phù hợp với năng lực quản lý. Trên thực tế, có nhiều trường hợp muốn thực hiện khẩn trương để phục vụ kịp thời cho việc cung ứng điện
tại địa phương nhưng phải chờ báo cáo cấp trên, làm chậm trễ, thậm chí mất cơ hôi kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế.
Trước mắt, để khắc phục những hạn chế về cơ chế, EVN đã ban hành nhiều văn bản qui chế phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua bán vật tư thiết bị lẻ, nhằm tạo quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh cho các Công ty Điện lực và các điện lực. Tuy nhiên, do các điện lực là đơn vị cấp 3, tư cách pháp nhân không đầy đủ nên việc thực hiện phân cấp còn cặp nhiều hạn chế.
Tỉ suất lợi nhuận là thước đo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp nhưng, hiện nay chưa thể dùng để đánh giá hoạt động của các công ty điện lực. Lý do là chưa có cơ chế hạch toán tách phần hoạt động công ích (những đối tượng được hưởng giá bán điện thấp hơn giá thành) và phần kinh doanh điện năng (có giá bán cao hơn giá thành). Cơ chế “bù chéo” trong giá điện nội bộ của EVN cho các công ty điện lực như hiện nay đã ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khối đơn vị này.
Bên cạnh đó, việc giao và điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm chưa khuyết khích được các công ty điện lực chủ động tìm nguồn vốn đầu tư kịp thời mở rộng khả năng cung ứng điện. Hầu như mọi nhu cầu về vốn đều trông chờ vào nguồn cấp của EVN, mặc dù đã phân cấp cho các Công ty Điện lực lập phương án vay, trả cho từng dự án sau khi có quyết định của EVN; biên chế lao động cồng kềnh, năng suất lao động thấp; giá bán điện bình quân thấp; chưa lựa chọn được mô hình quản lý điện nông thôn phù hợp với từng vùng, khu vực; chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế khác ngoài EVN tham gia đầu tư, quản lý trong phân phối, bán lẻ điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.
Các công ty cơ khí hạch toán độc lập nhưng lại không chủ động lập các phương án huy động vốn, sức cạnh tranh sản phẩm không cao, sản lượng rất nhỏ so với nhu cầu của ngành.
Kết luận chương 2:
Trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của EVN ổn định, phát triển và cơ bản đáp ứng điện năng cho nhu cầu phát triển cao của nền kinh tế quốc dân và đảm bảo các điều kiện để thực hiện thành công Tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 2001- 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mô hình quản lý tổ chức, cơ chế tài chính hiện tại của EVN đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập như chưa phát huy được hết tiềm năng của các đơn vị thành viên, qui định về hạch toán độc lập hai cấp chưa phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh và qui mô của EVN....
Để khắc phục những hạn chế trên, cần có những giải pháp để xây dựng mô hình tổ chức mới cho phép thực hiện đa dạng hoá sở hữu trong Tổng Công ty, tạo tiền đề hình thành nhiều loại hình sở hữu của các đơn vị thành viên. Dựa trên quan
hệ tài chính, việc huy động vốn các thành phần kinh tế được mở rộng, quá trình tích tụ và tập trung vốn được đẩy mạnh.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM