Những chính sách tài chính thuế:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 53 - 54)

Để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngoài những nỗ lực từ phía chủ quan, EVN cần có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách của Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế bình ổn giá điện theo tỷ gía hối đoái, để không ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển nguồn điện; tách hoạt động công ích ra khỏi hoạt động sản xuất, kinh doanh (phần hoạt động công ích định hướng chủ yếu ở hai đối tượng là điện sinh hoạt nông thôn và cung cấp điện độc lập ở hải đảo). Quỹ công ích được xây dựng bằng cách tách một phần từ doanh thu bán điện (phụ thu) và được xác định rõ là khoản dùng để chi hỗ trợ cho các hoạt động công ích. Việc tách hoạt động công ích sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty, đồng thời khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

Vấn đề về thuế giá trị gia tăng đối với giá điện: Hiện nay thuế suất thuế giá trị gia tăng của điện tiêu thụ là 10%. Đề nghị Chính phủ cho phép giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng trên giá bán điện đến người tiêu dùng xuống còn 5%. Như vậy với mức thuế suất giảm, khi thực hiện lộ trình tăng giá điện, giá bán điện sẽ không tăng đáng kể.

Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện đối với các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo :

+ Đối với các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn: Nhà nước cấp kinh phí xây dựng lưới điện từ 6-35kV và các đường trục 0,4kV; công ty cổ phần chịu kinh phí xây dựng các đường dây dẫn điện từ đường trục 0,4kV vào đến hộ sử dụng, trừ các hộ dân thuộc đối tượng chính sách xã hội và hộ nghèo được ngân sách nhà nước cấp.

+ Đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, kinh phí xây dựng lưới điện đến hộ sử dụng điện hoặc xây dựng các trạm phát điện vừa và nhỏ, lưới điện đồng bộ do ngân sách nhà nước cấp

Cơ chế giá điện cho các Công ty cổ phần điện lực tỉnh: đây là điều kiện rất quan trọng để các công ty cổ phần điện lực tỉnh có thể hoạt động được. Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế hoạt động cho các công ty cổ phần điện lực như sau:

- Tổng công ty bán buôn điện cho Công ty cổ phần tại các trạm đầu nguồn theo giá bán buôn. Giá này phải gồm:

+ Giá mua điện của Tổng công ty từ các công ty phát điện. Dự kiến từ 1/2005 Tổng công ty sẽ tổ chức chào giá cạnh tranh giữa các nhà máy điện. Khi đó, giá mua điện của Tổng công ty sẽ là bằng giá trung bình của Tổng công ty mua từ các nhà máy điện thông qua thị trường.

+ Phí truyền tải: là phí dùng để truyền tải điện năng phát từ các nhà máy điện đến các công ty phân phối điện. Phí này phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và đảm bảo một mức lãi hợp lý để công ty truyền tải điện có khả năng mở rộng lưới truyền tải điện, đáp ứng nhu cầu truyền tải điện.

+ Thuế các loại theo quy định. + Tổn thất truyền tải điện.

- Công ty cổ phần điện lực sẽ chịu trách nhiệm bán điện trực tiếp đến tất cả các hộ tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh, thành phố (kể cả các hộ tiêu thụ ở nông thôn). Các Hợp tác xã, Công ty cổ phần đang kinh doanh bán điện ở các xã, các địa bàn trong tỉnh sẽ góp tài sản vào Công ty cổ phần Điện lực tỉnh, thành phố và được tham gia quản lý Công ty theo tỷ lệ vốn góp. Công ty cổ phần sẽ xây dựng biểu giá bán lẻ điện ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo theo địa bàn xã trình UBND tỉnh quyết định trên cơ sở khung giá do Chính phủ quy định. UBND tỉnh sẽ xem xét bù cho các hoạt động công ích của công ty cổ phần trong trường hợp công ty cổ phần không đảm bảo được mức lãi tối thiểu theo quy định của Chính phủ do phải thực hiện hoạt động công ích.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)