Nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (Trang 92 - 93)

3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ch

3.4.Nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định

Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng, con người luôn là nhân tố trung tâm và có vai trò quyết định. Con người ở đây là đội ngũ cán bộ thẩm định dự án, là chủ thể của mọi hoạt động, từ việc hoạch định chính sách đến việc thẩm định dự án, xét duyệt cho vay. Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có đủ về số lượng, chất lượng để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc.

Để công tác thẩm định ngày một chuyên nghiệp và có chất lượng hơn, Chi nhánh cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ thẩm định, mỗi cán bộ thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ thẩm định không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác. Phải học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đoàn kết, nhất trí, tạo mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp với nhau nhằm phối hợp hiệu quả trong công tác chung.

Hai là, về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ thẩm định phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Có như vậy, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.

Hiện nay đối với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình muốn nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng thì ban lãnh đạo cần tổ chức những các buổi tổng kết hoạt động trong năm, quý, các buổi thảo luận chuyên đề, trong đó các cán bộ thẩm định và tín dụng sẽ đưa ra những vướng mắc gặp phải trong quả trình thẩm định, từ đó tích lũy kinh nghiệm và thảo luận đưa ra giải pháp. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng cần tổ chức những lớp tập huấn chuyên sâu về thẩm định dự án, đào tạo tin học cho cán bộ, gửi cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do

trung ương tổ chức, đồng thời tăng cường sinh hoạt nội bộ nhằm phổ biến các chủ trương mới của nhà nước, địa phương, Ngân hàng Phát triển trung ương cũng như nâng cao kiến thức xã hội cho công nhân viên.

Ngoài ra với khối lượng công việc ngày càng gia tăng như hiện nay việc tuyển thêm nhân viên cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái BÌnh là rất cần thiết, việc tuyển dụng cán bộ phải chú ý đến năng lực, trình độ chuyên môn của họ, tránh tình trạng cán bộ không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay việc tuyển dụng có chất lượng tại Chi nhánh là tương đối khó khăn do Chi nhánh nằm trên địa bàn Thái Bình là một tỉnh có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn do đó việc thu hút nhân tài về làm việc cho Chi nhánh là hạn chế. Để thực hiện được mục tiêu này Chi nhánh cần quảng bá thông tin tuyển dụng rộng rãi đi kèm với các chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao.

Mặt khác, Chi nhánh nên quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân mỗi cán bộ thẩm định. Đồng thời, Chi nhánh cần thường xuyên rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, bổ sung cán bộ còn thiếu, thuyên chuyển các cán bộ không đủ khả năng đi làm việc khác.

Việc nâng cao chất lượng cán bộ không chỉ dừng lại ở việc đào tạo mà còn phải trang bị cơ sở vật chất hỗ trợ đầy đủ để phát huy năng lực của cán bộ thẩm định như phương tiện đi lại, liên lạc, tìm kiếm thông tin,... tuy nhiên việc trang bị thiết bị cũng đồng nghĩa với việc xử lý nghiêm khắc những trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, gây lãng phí, thất thoát tài sản của Chi nhánh..

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (Trang 92 - 93)