3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ch
3.1. Hợp lý hóa quy trình thẩm định, tổ chức và điều hành công tác thẩm định
học, đảm bảo chất lượng
Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc sắp xếp, tổ chức ra sao để các bộ phận họat động một cách nhịp nhàng, kế thừa và hỗ trợ cho nhau thành một thể thống nhất là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái BÌnh cần tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa Hội sở chính với các Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và các phòng ban trong Chi nhánh nói riêng trong quá trình thực hiện các công đoạn khác nhau của hoạt động thẩm định dự án đầu tư.
Việc tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp phát huy thế mạnh của từng cá nhân, giảm thiều chi phí hoạt động và tiết kiệm thời gian cụ thể công tác tổ chức thẩm định cần thực hiện theo 1 số yêu cầu sau:
- Hiện nay Chi nhánh đang sử dụng một quy trình thẩm định thống nhất cho tất cả các dự án nên dẫn đến tình trạng máy móc khi thẩm định các dự án có tính chất khác nhau do đó quy trình thẩm định phải được xắp xếp lại, có những hướng dẫn cụ thể đối với từng lĩnh vực, những hướng dẫn này có thể được tổng hợp qua kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định có thâm niên và chuyên môn cao chuyên trách về từng lĩnh vực.
- Mặt khác phải tiến hành phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư là rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với các nhiệm vụ phát sinh là không giống nhau. Một cán bộ thẩm định không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ nên phân công một cán bộ phụ trách từng mảng riêng biệt để từ đó cán bộ ấy có điều
kiện đi sâu tìm hiểu các vấn để liên quan đến lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Do đó khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách thì cán bộ thẩm định sẽ dễ dàng thu thập thông tin hơn và có chất lượng thẩm định định tốt hơn. Đây là biện pháp nhằm nâng cao khả năng chuyên môn hóa lĩnh vực thẩm định tại Chi nhánh, tuy nhiên dể thực hiện phương pháp này thì cần có sự trao đổi kinh nghệm giữa các đồng nghiệp tại Chi nhánh để tránh tình trạng phiến diện, chủ quan trong thẩm định.
- Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng trong Chi nhánh, phòng tổng hợp chuyên trách mảng thẩm định tuy nhiên cũng cần phối hợp với các phòng, ban khác. Việc tham gia đóng gớp ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết từ các phòng khác, đặc biệt là các thông tin thực tế từ phòng tín dụng sẽ giúp cho kết quả thẩm định đạt hiệu quả hơn, đầy đủ và khả thi hơn. cụ thể quy trình thẩm định có thể thực hiện như sau:
Thẩm định kỹ thuật → Thẩm định tài chính → Thẩm định kinh tế xã hội
Trong đó: Thẩm định kỹ thuật tiến hành xong, đạt đủ điều kiện, hoặc thay đổi phương án kỹ thuật mới khả thi hơn thì mới tiến hành thẩm định tài chính khi đã có phương án kỹ thuật khả thi, cuối cùng mới tiến hành thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội. Thẩm định kỹ thuật sẽ được giao cho một ban chuyên về kỹ thuật của Chi nhánh, còn lại thẩm định tài chính và thẩm định kinh tế xã hội sẽ giao cho phòng tổng hợp và tín dụng, phòng tín dụng đặc biệt phụ trách công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư. Việc thẩm định theo trình tự như trên sẽ đảm bảo tránh được những sai sót cũng như tiết kiệm thời gian cho công tác thẩm định. Việc thẩm định tài chính đối với Ngân hàng là quan trọng nhất tuy nhiên nếu thẩm định tài chính được duyệt mà thẩm định kỹ thuật được tiến hành sau sẽ không đảm bảo hiệu quả, đặc biệt đối với một số dự án có những sai sót về kĩ thuật sẽ làm tốn thời gian thẩm định của cán bộ. Do tính chất của cán bộ công tác tại Chi nhánh NHPT Thái Bình thường không am hiểu lắm về kĩ thuật do đó việc thẩm định kỹ thuật cần giao cho một số cán bộ có chuyên môn về kĩ thuật có thể là cán bộ tại Chi nhánh hoặc thuê các chuyên viên tư vấn kỹ thuật thẩm định đặc biệt đối với các dự án lớn, có kỹ thuật phức tạp .
Để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói riêng, Chi nhánh NHPT Thái Bình cần phải kiện toàn bộ máy, điều chỉnh hình thức quản lý một cách chặt chẽ và nghiêm túc thành một hệ thống thống nhất từ trên xuống dưới. Việc quản lý tập trung, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng đòi hỏi những yêu cầu chặt chẽ về quy chế hoạt động, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cán bộ quản lý tại Chi nhánh. Có như thế mới tạo ra được sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận trong Chi nhánh, phát huy được tiềm lực và sức mạnh của Chi nhánh nói riêng và cả hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng.