Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (Trang 99 - 100)

3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ch

4.1.Kiến nghị đối với Nhà nước

- Nhà nước cần thiết lập và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo an toàn cho nghiệp vụ tín dụng của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà Ngân hàng Phát triển lãnh trách nhiệm quản lý và sử dụng.

- Nhà nước vần công bố một cách công khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng, lãnh thổ theo từng thời kỳ. Các Sở thuộc các bộ chủ quản tại địa phương cũng phải công bố rõ quy hoạch, lĩnh vực ưu tiên phát triển của địa phương. cụ thể là sở kế hoạch đầu tư cần thông báo định kỳ những thay đổi về kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh để tạo điều kiện cho Chi nhánh lên kế hoạch hỗ trợ trình Trung ương.

- Do tính chất hoạt động của NHPT khác xa so với các Ngân hàng Thương mại là hỗ trợ các lĩnh vực kém phát triển và xây dựng các công trình xây dựng công nên rất cần có sự định hướng của chính phủ. Do đó Chính phủ cần cập nhật thường xuyên những thay đổi của các thành phần, lĩnh vực trong nền kinh tế để đưa ra các định hướng hiệu quả, không quá khắt khe đối với các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng dể mở rộng quy mô sử dụng của vốn tín dụng đầu tư Nhà nước trong điều kiện hiện nay.

- Nhà nước cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh NHPT Thái Bình nói chung và quy chế thẩm định dự án đầu tư nói riêng.

- Nhà nước cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các bên với kết quả thẩm định trong nội dung dự án, quy định từng bước về mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định đối với những đối tượng thường xuyên liên quan đến lập và thẩm định dự án như Ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư….

- Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các chế độ hạch toán, thống kê và công bố thông tin định kỳ, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp tạo điều kiện cho các Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng có một nguồn thông tin đáng tin cậy để tiến hành phân tích tài chính với doanh nghiệp là chủ đầu tư.

- Ngoài ra, Nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản với các dự án sử dụng vốn tín dụng của Nhà nước vì đây là quan hệ vay và trả nợ, không như nguồn Ngân sách cấp phát.

- Có cơ chế để Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chủ động xử lý nợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời làm lành mạnh hoá hoạt dộng tín dụng của Ngân hàng Phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (Trang 99 - 100)