Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (Trang 89 - 90)

3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ch

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thẩm định

Trong các nội dung thẩm định tại Chi nhánh bao gồm có thẩm định tính hợp lý của hồ sơ, thẩm định chủ đầu tư, thẩm định khả năng tài chính, khả năng trả nợ vốn vay và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay mà chưa thấy đề cập đến thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Đây là một thiếu sót lớn trong công tác thẩm định tại Chi nhánh, đối với các dự án quy mô nhỏ có thể tầm ảnh hưởng về kinh tế xã hội là chưa cao, tuy nhiên đối với những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hay xây dựng nông nghiệp nông thôn, công nghiệp thì cần phải chú trọng đến những lợi ích mà dự án đem lại cho kinh tế địa phương cũng như lợi ích mà dự án đem lại cho người dân.

Mặt khác việc thẩm định khía cạnh thị trường và thẩm định kỹ thuật lại nằm trong phần thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay là thiếu hợp lý. Đây là hai nội dung quan trọng cần được quan tâm một cách hợp lý. Do đó nội dung thẩm định có thể tiến hành theo trình tự sau:

- Thẩm định hồ tính đầy đủ của hồ sơ dự án;

- Thẩm định chủ đầu tư: Với các nội dung như của Chi nhánh đã thẩm định; - Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án:

+ Thẩm định về mức độ phù hợp giữa quy mô dự án, công suất sử dụng với khả năng đáp ứng vốn, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng như khả năng quản lý dự án;

+ Thẩm định công nghệ và trang thiết bị : xác định rõ căn cứ lựa chọn công nghệ, thiết bị, chương trình đào tạo quản lý con người phù hợp với dự án.

+ Thẩm định nguồn nguyên liệu và yếu tố đầu vào có cung cấp đủ cho dự án trong các thời kỳ không đối với các dự án đầu tư dài hạn

+ Thẩm định địa điểm xây dựng cũng như phương án kiến trúc đối với các dự án đầu tư xây lắp (việc thẩm định nội dung này có thể dựa trên các văn bản đánh giá của bộ ngành chủ quản liên quan đến xây lắp như: sở xây dựng, sở kế hoạch đầu tư...; hoặc thuê các chuyên gia kỹ thuật thẩm định thiêt kế cơ sở của dự án nếu ban kĩ thuật của ngân hàng không đủ năng lực thẩm định) .

Ngoài ra đối với các dự án đầu tư xây dựng dài hạn cần có kế hoạch theo dõi tiến độ thi công công trình theo từng thời kỳ để đảm bảo giải ngân đúng mục đích.

- Thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án: tiến hành như các nội dung thẩm đinh tại Chi nhánh tuy nhiên cần bỏ đi phẩn thẩm định các yếu tố liên quan đến dự án (gồm hạ tầng kí thuật, môi trường và kĩ thuật của dự án).

- Thẩm định phương diện kinh tế xã hội của dự án: rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự án tới môi trường và các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, mức đóng góp của dự án vào ngân sách địa phương.

- Việc thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả và các phương án trả nợ vốn vay, cán bộ thẩm định phải sử dụng lãi suất kiểm tra (lãi suất thị trường) tại thời điểm thẩm định để kiểm tra hiệu quả dự án một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (Trang 89 - 90)