Xác định mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện (Trang 35 - 37)

1. Kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do A&C thực hiện

1.2.3. Xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu giúp kiểm toán viên có thể tính được mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo, còn để thực hiện kiểm toán thì cần phải có một mức độ trọng yếu chi tiết. Giá trị trọng yếu chi tiết được tính toán dựa vào mức trọng yếu đã xác định nhưng thường nhỏ hơn (thường bằng 80-90%). Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định sai sót chấp nhận được đối với giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích mỗi tài khoản chi tiết.

Mức trọng yếu thường được đánh giá dựa trên kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên. Tuy nhiên để hướng dẫn, ban lãnh đạo của A&C cũng đưa ra khái niệm trọng yếu như sau:

Theo quan điểm của A&C thì PM được xác định trên lợi nhuận trước thuế hoặc Doanh thu hoặc Tổng tài sản với các mức như sau: 0,5%;1%;2%;5% và 10%. Việc lựa chọn dựa trên cơ sở nào và mức tỉ lệ bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô tài chính của khách hàng và vào kinh nghiệm cũng như sự phán đoán của kiểm toán viên. Việc xác định PM căn cứ vào bảng sau:

Bảng 4: xác định mức trọng yếu tổng thể của A&C

♦ Mức sai phạm tối đa trong tổng thể ( Threshold Error – TE )

Theo quan điểm của A&C thì: TE = x%PM với x từ 50-70%. Thông thường A&C chọn mức 50%

♦ Mức sai sót cần ra bút toán đề nghị điều chỉnh: SAD

Theo quan điểm của A&C thì SAD = 10%TE

A&C tiến hành kiểm toán theo khoản mục, do đó A&C đưa ra hướng dẫn phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục sau:

Phân bổ khoản mục trọng yếu cho các khoản mục(Threshold – Th)

A&C thường tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục theo mức như sau:

Doanh thu: 50%TE

Chi phí: 50%TE

Công nợ: 25%TE

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 40%TE Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 30%TE

Chỉ tiêu Số tiền Mức trọng yếu

0.5% 1% 2% 5% 10%

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu

Mức trọng yếu chi tiết thường được xác định trên mức trọng yếu bằng những đánh giá mang tính nghề nghiệp và những phán đoán về sai sót mà kiểm toán viên ước tính sẽ gặp trong suốt cuộc kiểm toán. Sauk hi tính được mức trọng yếu và mức trọng yếu chi tiết kiểm toán viên tiến hành phân bổ cho từng khoản mục, khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót của khoản mục, và giá trị tiền tệ xác định trên khoản mục.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện (Trang 35 - 37)