TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 207.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN GIÁO ÁN TRẺ 34 TUỔI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Trang 66 - 68)

207.

1. Ổn định

- Cô mời các con cùng hướng lên màn hình và quan sát xem những hình ảnh gì đây ? (Cô chiếu hình ảnh bầu trời ban ngày có mây, ông mặt trời ; bầu trời ban đêm có trăng, sao)

208. + Các con vừa quan sát những gì ?

209. + Bầu trời ban ngày có những gì ?

210. + Bầu trời ban đêm cso những gì ?

- Có một bài thơ đã viết về hình ảnh của trăng rất đẹp, cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc nhé !

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1 : Đọc thơ

- Lần 1 : Cô đọc diễn cảm bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến ?” của tác giả Trần Đăng Khoa đấy !

211. + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? Của tác giả nào ?

212. + Bài thơ được chia làm ba khổ, cô đọc từng khổ thơ.

- Lần 2 : Cô đọc bài thơ với mô hình.

- Giảng nội dung bài thơ : “Nhà thơ đã ví trăng với những hình ảnh thật dí dỏm. Trăng đến từ rất nhiều nơi : từ rừng xa, từ biển xanh, từ một sân chơi. Trăng đến từ đâu cũng rất đẹp, rất thân thiện với mọi người”.

2.2. Hoạt động 2 : Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn

- Cô hỏi :

213. + Bạn nhỏ trong bài thơ đã hỏi “Trăng ơi… từ đâu đến ?” và đã tự trả lời như thế nào ?”

214. + Trăng được so sánh với cái gì ?

- Cho trẻ đọc lại khổ thơ cùng cô.

215. “Trăng ơi… từ đâu đến ?

216. Hay từ cánh rừng xa

217. Trăng hồng như quả chín

đâu ?

220. + Và lúc này trăng lại được ví như thế nào ?

- Bạn nhỏ thật dí dỏm, thật sáng tạo đã ví ánh trăng rất đẹp, rất trong sáng và diệu kì giống như mắt những chú cá đáng yêu ở ngoài biển rộng bao la.

- Cô đọc đoạn thơ tiếp (Cho trẻ đọc cùng cô) :

221. “Trăng ơi… từ đâu đên ?

222. Hay biển xanh diệu kì

223. Trăng tròn như mắt cá

224. Không bao giờ chớp mi”.

225. + Bạn nhỏ lại suy nghĩ và đặt câu hỏi trăng đến từ đâu ? Và lần này bạn nhỏ nghĩ trăng đến từ đâu ?

226. + Trăng đến từ một sân chơi, rất gần gũi, thân quen với các bạn nhỏ, và trăng lúc này lại được ví như thế nào ?

- Cô đọc đoạn thơ (Cho trẻ đọc cùng cô) :

227. “Trăng ơi… từ đâu đến ?

228. Hay từ một sân chơi,

229. Trăng bay như quả bóng

230. Bạn nào đá lên trời”.

- Cô kết luận: “Suy nghĩ và câu hỏi của nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng giống như bao bạn nhỏ khác về các hiện tượng tự nhiên nhiều vô tận. và rồi những câu hỏi đó lại được trả lời qua cái nhìn thật ngây thơ và trong sáng : trăng đến từ cánh rừng xa và hồng như quả chín ; trăng đến từ biển xanh diệu kì và tròn như mắt cá; trăng thật gần gũi thân quen khi từ một sân chơi, bay lên như một quả bóng được bạn nhỏ nào đá lên trời. Tất cả những hình ảnh đó đã nói lên được rằng trăng và các bạn nhỏ luôn là bạn của nhau”.

- Giáo dục trẻ yêu quý, gần gũi, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, chơi đoàn kết với bạn bè.

- Vừa rồi các con đã troc huyện về trăng thật hay, sau đây cô sẽ tặng cho các con một trò chơi.

2.3. Hoạt động 3 : Củng cố

- Cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh”.

- Cách chơi : Chia lớp thành ba đội : Trăng Hồng, Trăng Xanh, Trăng Vàng. Từng bạn ở mỗi đội đi theo đường hẹp lên ghép tranh, thời gian được tính là một bản nhạc. Đội nào ghép đúng được tặng một ông trăng.

- Luật chơi : Bạn nào đi dẵm vào vạch phải quay về để bạn khác lên chơi.

- Cô bật bản nhạc “Ánh tẳng hòa bình” cho trẻ chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát, nhận xét, tặng quà các đội.

- Các con ạ ! Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gửi gắm tình cảm của mình vào bài thơ, và sau đây cô mời các con thể hiện bài thơ cùng cô thật hay, thật tình cảm với những bức tranh các con vừa ghép nhé :

232. + Lần 2 : Cho trẻ đọc lại 1 – 2 lần (tổ, nhóm, cá nhân), cô bao quát, sửa sai, khen trẻ.

3. Kết thúc

233.Cho trẻ chơi “Rước trăng” – Đi vòng tròn, nhún, hát bài “Trăng sáng”.

234. Vàng Thị Thanh Thủy

235. Trường mầm non Tân Phú, Tân Sơn, Phú Thọ 236.

237.

238. Đọc thơ

239. MÙA XUÂN

240. Dương Khâu Luông 241.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

242.

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên và thuộc bài thơ “Mùa xuân” của tác giả Dương Khâu Luông.

- Hiểu được nội dung bài thơ : Khi mùa xuân đến, các loài cây đâm chồi nảy lộc, hoa nở rực rỡ, các loài chim bay về hót líu lo đón chào mùa xuân.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc đối thoại cùng cô.

- Đọc rõ lời, đúng nhịp điệu, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

3. Thái độ

- Cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân và sự thay đổi của cảnh vật xung quanh.

- Bồi đắp cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 243.

II. CHUẨN BỊ

244.

1. Chuẩn bị của cô

- Máy vi tính có các hình ảnh về nội dung bài thơ.

- Nhạc bài hát “Mùa xuân”.

- Tranh các loại hao mùa xuân để trẻ tô màu.

2. Chuẩn bị của trẻ

245. Cho trẻ làm quen với trò chơi “Bốn mùa” và bài hát “Mùa xuân”. 246.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN GIÁO ÁN TRẺ 34 TUỔI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w