TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 60.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN GIÁO ÁN TRẺ 34 TUỔI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Trang 56 - 59)

60.

1. Ổn định

- Hôm nay cô có một món quà tặng chúng mình đấy ! Đây là một con vật có cánh, biết bay và còn biết hót nữa. Các con thử đoán xem đó là con gì ?

- Cô và các con cùng mở ra xem nhé ! (Cô mở lồng chim ra)

- Con gì đây ?

- Con chim có màu gì ?

- Chim sâu đang làm gì ?

- Đã đến lúc chú chim phải bay đi kiếm mồi, chúng mình chào tạm biệt các chú chim sâu nào ?

- Các con có yêu quý các chú chim sâu không ?

- Nhà thơ Phong Thu rất yêu quý các chú chim sâu nên đã viết một bài thơ. Đó là bài thơ “Chim sâu”. Các con lắng nghe cô đọc nhé !

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1 : Đọc thơ

- Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ :

61. + Cô đọc diễn cảm thể hiện âm điệu vui tươi của bài thơ. Nhấn mạnh vào các từ: “nho nhỏ”, “xinh xinh”, “cây vẫy”, “cây vui”.

62. + Từ câu 1 đến câu 4 đọc với nhịp điệu vừa phải, thể hiện nhịp nhàng, tình cảm.

63. + 4 câu cuối đọc với giọng vui tươi nhí nhảnh.

- Hỏi trẻ tên bài thơ.

- Bài thơ do ai sáng tác ?

- Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ “Chim sâu” rồi, cô mời chúng mình về chỗ ngồi và nhìn xem chú chim sâu đang làm gì nhé !

64. (Cô bật hình ảnh chim đang bắt sâu)

- Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh.

2.2. Hoạt động 2 : Trích dẫn, đàm thoại

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?

- Bài thơ này do ai sáng tác ?

- Tác giả tả chim sâu nhưu thế nào ? (Đưa tranh 1 cho trẻ quan sát, gọi 1-2 trẻ trả lời)

- Câu thơ nào nói lên điều đó ?

- Cô đọc lại hai câu thơ đầu :

65. “Chim sâu nho nhỏ

được việc gì ? (Đưa tranh 2 cho trẻ quan sát, gọi 1-2 trẻ trả lời)

- Cô đọc :

67. “Chăm nhặt, chăm tìm

68. Bắt sâu cho lá”.

- Những chú chim bắt sâu để làm gì ?

- Chú chim sâu tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó bắt sâu để cho cây luôn tươi tốt đấy. Được chú chim đến bắt sâu, cây đã như thế nào ? (Đưa tranh 3 cho trẻ quan sát, gọi 1-2 trẻ trả lời)

- Khi được các chú chim đến bắt sâu, những hàng cây rất vui, đung đưa cành lá thể hiện cây yêu quý chim.

- Cô đọc :

69. “Cây yêu chim quá

70. Cây vẫy cây vui”.

71. (Cô mời 1-2 trẻ đọc câu thơ)

- Vậy những bông hoa đã làm gì để đón chào những chú chim sâu ? (Đưa tranh 4 cho trẻ quan sát, gọi 1-2 trẻ trả lời)

- Được chú chim bay đến bắt sâu, những nụ hoa đã hé nở thành những bông hoa xinh xắn để đón chào những chú chim sâu đấy.

- Cô đọc :

72. “Búp nở hoa cười

73. Chào chim sâu đấy”.

2.3. Hoạt động 3 : Dạy trẻ đọc thơ

- Cả lớp đọc hai lần cùng cô.

- Ba tổ đọc thơ (Mỗi tổ một lần).

- Cô nói : “Tìm bạn ! Tìm bạn” - Trẻ nói : “Bạn nào ? Bạn nào ?” - Cô nói : “Cô muốn tìm các bạn nam”.

- Nhóm bốn trẻ đọc lại.

- Các con thấy các bạn trai đọc như thế nào ?

- Tiếp tục chơi trò “Tìm bạn”.

- Nhóm hai trẻ gái đọc.

- Cá nhân đọc.

74. (Trong quá trình trẻ đọc thơ nếu trẻ đọc sai, đọc ngọng, cô sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ đọc đúng, diễn cảm…).

- Củng cố : Cho một trẻ đọc lại bài thơ: “Chim sâu”.

- Các con vừa đọc bài thơ gì ?

- Chúng mình thấy chú chim sâu như thế nào ? Ngoài chim sâu ra, các con còn biết những loại chim gì nữa ?

- Ngoài chú chim sâu ra còn có rất nhiều chú chim khác như chim bồ câu, chim chào mào, chim sẻ, chim én, chim vành khuyên…(Cô cho trẻ xem hình ảnh một số loài chim)

các loài chim, không được đuổi bắt chim để những chú chim còn bắt sâu và hót cho chúng ta nghe nhé !”.

2.4. Hoạt động 4 : Củng cố

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Mèo và chim sâu”.

75. + Cách chơi : Chọn một trẻ làm mèo, còn lại các trẻ làm chim sâu. Cho trẻ đội mũ mèo và chim sâu. Đây là nhà của mèo, còn đây là tổ của các chú chim sâu. Các chú chim sâu đi kiếm mồi, vừa đi vừa kêu chích chích. Hai tay gõ xuống đất giả vờ như đi kiếm mồi. Mèo rất hay rình bắt những chú chim sâu, khi mèo xuất hiện kêu “meo, meo” thì các chú chim sâu phải chạy nhanh về tổ của mình.

76. + Luật chơi : Chú chim sâu nào chạy chậm bị mèo bắt sẽ phải nhảy lò cò một vòng.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần và có thể đổi vai. Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.

3. Kết thúc

77. Cô và trẻ hát bài “Chim mẹ, chim con”.

78. Vũ Thị Kim Thu

79. Trường mầm non Họa Mi, thành phố Nam Định, Nam Định

80.81. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 90. 91. 92. 93. 94. 95. 96. 97. 98. 99. 100. 101. 102.

104.105. 105. 106. 107. 108. 109. 110. Kể chuyện 111. AI QUAN TRỌNG HƠN ? 112. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 113. 1. Kiến thức

114. Trẻ nhớ được tên truyện, biết các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết kể từng đoạn theo cô.

2. Kĩ năng

115. Rèn trẻ kĩ năng kể chuyện.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ biết lợi ích của các phương tiện giao thông đối với cuộc sống sinh hoạt của con người và biết được một số quy định khi tham gia giao thông.

- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 116.

II. CHUẨN BỊ

117.

- Máy vi tính, máy chiếu, video và các phương tiện giao thông.

- Tranh minh họa theo nội dung câu chuyện.

- Đĩa nhạc có bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Em tập lái ô tô”.

- Một số trẻ 5 tuổi đã thuộc truyện.

- Trang phục các nhân vật trong câu chuyện để trẻ đóng kịch.

- Sân khấu để đóng kịch. 118.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN GIÁO ÁN TRẺ 34 TUỔI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w