MAY VIỆT NAM KHI KÝ HIỆP ĐINH TPP
3.3.3 Chính sách phát triển nguồn nhiên liệu
Để đảm bảo hàng hóa dệt may đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ quy tắc xuất xứ trong hiệp định TPP để chắc chắn hàng hóa đáp ứng quy tắc cộng gộp và các tiêu chuẩn xuất xứ tương ứng trước khi sản xuất, xuất khẩu.
Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhâp TPP đó là vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân đó bắt nguồn là do Việt Nam chưa xây dựng được công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.
Việt Nam cần có những chính sách hạn chế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Khuyến khích sử dụng nguyện liệu trong nước, hoặc nhập khảu từ các nước thành viên của TPP
Cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp phụ trợ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư để dễ dàng hơn trong việc phát triển.
Nhà nước nên có những mức thuế uuw đãi cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Hỗ trợ di dời và hiện đại hóa các nhà máy dệt may tại các đô thị, các khu công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may.
Nhà nước cần có những biện phấp đẩy mạnh trọng việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất bông, sợi. Hỗ trợ thực hiện các chương trình thủy lợi tại một số vùng trong điểm canh tác bông. Tạo điều kiện về vị trí địa lý, giao thông để phát triển các khu công nghiệp sợi. Áp dụng chính sách vay vốn ưu đãi, nhất là cho các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất, chết biến bông, sợi.
việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn công nghệ mới phục vụ trong công việc sản xuất.
Tăng cường những chính sách thu hút đầu tư, nguồn nhân lực có trình độ cao để phục vụ trong ngành dệt may, ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sản xuất bông, sợi.
KẾT LUẬN
Ngành Dệt may Việt Nam luôn là một ngành công nghiệp chủ chốt và có vị trị top đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu vơi kim ngạch lớn trong thời gian qua. Ngành Dệt may đã có những thành tựu và tốc độ phát triên đáng lớn qua những dấu mốc hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Trước tiên là Hiệp định thương mai Việt Mỹ-BTA, tiếp đó là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới –WTO và hiện đang từng bước cuối cùng để ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương- TPP. Nội dung chuyên đề đã trình bày những khó khăn, cơ hội của từng thời kì Việt Nam mở rộng quan hệ thương mai của mình.
Hiệp định BTA ký kết (13/07/2000) , đánh dầu việc bình thường hóa quan hệ thương mại,kinh tế Việt Mỹ đã tạo động lực cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Chỉ trong 2 năm sau khi BTA ký kết ngành dệt may đã có những kết quả đáng kinh ngạch về kim ngạch xuất khẩu đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Sau thành công của BTA, Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, trở thành thành viên thứ 150 của WTO mở ra một cánh cổng đầy hứa hẹn cho ngành dệt may. Không chỉ ngành dệt may mà toàn bộ hàng xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh sau khi gia nhập WTO, tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng 31,3% trong năm đầu và liên tục tăng nhanh trong các năm sau. Gia nhập WTO đem lại những thuận lới rõ ràng cho ngành dệt may, hàng hóa Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành và hạ tầng phục vụ sản xuất dệt may. Bên cạnh những thuận lợi đó là những khó khăn mà chuyên đề đã trình bày chi tiết ở trên như vấn đề về cắt giảm thuế nhập khẩu lớn, xóa bỏ hình thức trợ cấp,….
Tuy nhiên sau khi phân tích thực trang, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, thấy được Việt Nam đã tận dụng tốt những Hiệp định thương mai thế và đem lại những thành công lớn trong xuất khẩu. WTO cũng đem lại cho Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng hoàn thiện hơn trong các chính sách quản lý, sản xuất, xuất khẩu, nâng cao cạnh tranh của sản phẩm…..
Cuối cùng là cơ hội lớn trước mắt mà Việt Nam cũng như ngành dệt may đang gấp rút chuẩn bị đó là Hiệp định đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dường
(TPP). Qua phân tích của chuyên đề, ta có thể thấy được TPP có phạm vi rộng hơn nhiều so với WTO. Nếu trong WTO chủ yếu đàm phán về thị trường, một số hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ thì đến TPP phạm vi đã mở rộng và đi sâu hơn trong các yêu cầu nội bộ. Ngành dệt may sẽ là ngành được hượng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP nhưng cũng là ngành gặp khó khăn nhất trong việc đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ từ sợi. Đây là điểm yếu mà ngành dệt may Việt Nam muốn khắc phục bao lâu nay, vấn đề về công nghiệp phụ trợ và sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào của ngành vẫn là gánh nặng cản trở việc tận dụng triệt để cơ hội TPP đem đến.
Theo nhận định chủ quan của chuyên đề, Hiệp định TPP góp phần hình thành đội ngụ doanh nhân Việt Nam ngày càng đông đảo, bổ sung hoàn thiện, khung pháp luật Việt Nam theo cam kết của Hiệp định. Hiệp định tạo điều kiện cho xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh và hưởng mức ưu đãi thuế 0%., thu hút đầu tư Hoa lỳ cũng như các nước khác vào ngành dệt may Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia TPP chỉ là chất xúc tác, kích thích để Việt Nam có thể mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện cải cách mà thôi chứ không làm thay được cho Việt Nam.