Trước khi gia nhập WTO giai đoạn 2002-

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 34 - 38)

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỰC CỦA VIỆT ANM KHI GIA NHẬP WTO VÀ KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NGÀNH

2.2.1 Trước khi gia nhập WTO giai đoạn 2002-

Trong giai đoạn 2002 -2006 ngành dệt may Việt Nam có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đây cũng là một

thị trường xuất khẩu lớn nhát của ngành dệt may chiếm khoảng 60%-70% kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này.

Bảng 2.1: Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may, 2002 -2006

Đơn vị: Triệu USD

2002 2003 2004 2005 2006

Nhập khẩu

Bông 97.7 105.4 190.2 167.21 219.0

Sợi 305.8 317.5 338.8 339.59 544.6

Vải các loại 1.670 1.805,4 1.926,7 2.398,96 2.984,0 Nguyên phụ liệu máy

móc, phụ tùng

1.793,2 1.825,9 1.724,3 1.774,2 1.952,0

Cộng nhập (chưa kể hóa chất thuốc nhuộm)

3.866,7 4.054,2 4.180,0 4.679,96 5.699,6

Kim ngạch xuất khẩu 2.702.7 3.609,1 4.385,6 4.838,4 5.834,0 (Nguồn: Tài liệu xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển ngành dệt may)

Ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 tăng đều qua các năm, thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng và củng cố theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2002 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,7 tỷ USD và tăng gấp 2 lần đạt 5,8 tỷ USD vào năm 2006. Giá trị xuất khẩu của ngành dệt may trong giai đoạn này tăng nhanh với mức tăng trung bình khoảng 22%/năm.

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng cao nhất, đặc biệt là từ năm 2002 trở đi Hiệp định THương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ giai đoan 2002-2006

Đơn vị: triệu USD

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

KNXK 950 1,973 2,474 2,603 3,045

Tỷ trọng so với tổng

XK

(Nguồn: Bộ Công Thương) Đáng chú ý là năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng hơn 21 lần lên 950 triệu USD, so với mức 45 triệu USD năm 2001.

Năm 2003 tăng gấp hai lần so với năm trước, đạt 1,9 tỷ USD. Năm 2004, kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng năm 2005 ăng gần 10% so với 2004, đạt 2,6 tỷ USD

Năm 2004, xuất khẩu dệt may Việt nam sang Hoa Kỳ đạt 2,4 tỷ USD tăng 9,47% về giá trị, tăng 9,4% về số lượng so với năm 2003. Trong đó các mặt hàng chịu hạn ngạch là 1,7 tỷ USD giảm 11%, các mặt hàng phi hạn ngach là 1 tỷ USD, tăng 82% so với năm 2003.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 13 về giá trị và đứng thứ 6 về khối lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chiếm 1,94% thị phần theo kim ngạch nhập khẩu. Năm 2005 hàng dệt may Việt nam chiếm 3,2% thị phần xuất khẩu vào Hoa Kỳ, tuy thị phần tăng nhưng đây là con số nhỏ so với thị phần Trung Quốc.

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoan 2002-2006

(Nguồn: Bộ Thương Mại) Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ngay sau khi BTA có hiệu lực và duy trì mức tăng trưởng đều đến năm 2006. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 5,834 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 21% so với năm 2005. Thị trường Hoa Kỳ luôn dẫn đầu với 3.004 tỷ chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu năm 2006, tiếp đo là EU, Nhật Bản và các nước ASEAN.

Tỷ trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may từ mức 34,6% năm 2002 lên đến 55% năm 2006, điều này thấy được Việt Nam đã tận dụng tốt hiệp định BTA để tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ. Trong giai đoan 2002-2006, ngành dệt may đã đóng góp to lớn vào việc tăng trưởng GDP và nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam. Đặc biệt, ngành đã tạo thêm việc làm cho khoảng 600.000 lao động.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may vẫn chủ yếu là nhập khẩu. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn này thậm chí còn thấp hơn giá trị nguyên phụ kiệu nhập khẩu. Ngành

dệt may vẫn chưa thể tận dụng hết cơ hội xuất khẩu lớn sang thị trường Hoa Kỳ vì quy mô sản xuất còn quá nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam đối với một số nước đặc biết Trung Quốc vẫn chưa cao. Một lý do quan trọng đó là tại giai đoạn này Trung Quốc đã là thành viên của WTO, còn Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập nên vẫn chịu hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Nhưng sau đó Trung Quốc bị Mỹ áp đạt biện pháp tự vệ đối với 28 mặt hàng dệt may cho đến hết 2008, đây là cơ hội giúp cho tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh đặc biệt sau khi gia nhập WTO năm 2007.

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w