Các hiệp định của WTO tác động đến ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 26 - 28)

của tổ chức, một trong số đó có những tác động nhất định đến hoạt động của ngành dệt may. Một số hiệp định như:

Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mai được ký năm 1994 quy định chung về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt may. Quy định hàng dệt may của tất cả các thành viên WTO vào một nước thành viên khác sẽ nhận được những đối xử tốt nhất mà nước thành viên đó áp dụng với các thành viên khác trong tổ chức.

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong Thương mai cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may. Hiệp định này nhằm bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm định và chứng nhận không tạo ra những trở ngại đối với thương mai, đây là hiệp định mang tính tự do hóa thương mại. Một số nước là đối tác quan trọng và tiềm năng của dệt may Việt Nam áp dụng những rao cản kỹ thuật cao gây cản trở việc xuất khẩu và tiếp cận thị trường của ngành dệt may. Nhiều thành viên đã áp dụng rất nhiều quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm cho hàng hóa nhập khẩu đủ chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn nhằm bảo hộ các ngành trong nước nói chung và ngành dệt may của nước đó nói riêng. Việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của nước ngoài gây ra những khó khăn về chi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài.

Ngoài ra còn có quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của ngành dệt may. Theo hiệp định về quy định xuất xứ, các thành viên WTO phải đảm bảo các quy định xuất sứ được ban hành và thực thi một cách minh bạch mà khoogn có tác dụng bóp méo, hạn chế hay gian đoán đối với thương mai quốc tế. Các quy định về xuất xứ được sử dụng để thực hiện các biện pháp và công cụ chính sách thương mại như thuế chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ,... Quy định này dễ bị sử dụng để nhằm mục đích bảo hộ ngành dệt may của nước nhập khẩu.

Gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may phải chịu điều chỉnh của các quy định khác trong khung khổ của tổ chức như xử lý tranh chấp, tự vệ. Khi một đối tác thành viên vi phạm các quy định về thương mại của WTO, các

nước có thể vận dụng cơ chế xử lý tranh chấp ở cấp độ đa phương, thay vì đơn phương thực hiện các biện pháp trả đũa. Đây cũng là một lợi thế cho Việt Nam, vì nền kinh tế nước ta chưa đủ mạnh để thực hiện các biện pháp trả đũa.

Đặc biệt, khi gia nhập WTO không thể không nói đến đó là hiệp định thỏa thuận xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam sang EU. Đây là thỏa thuận thươn mai song phương quan trọng giúp thúc đẩy buôn bán 2 chiều phát triển mạnh mé hơn. Hạn ngạch được dỡ bỏ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thâm nhập sâu thêm vào thị trường EU cũng như mở rộng thị phần, phát triển xuất khẩu hơn. Chế độ hạn ngạch chấm dứt đối các nước thành viên WTO khiến cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng lớn như Mỹ, EU ngày càng gay gắt.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải định giá hải quan theo quy định của tổ chức và điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành dệt may. Tuy nhiên hiện nay các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu, vì vậy quy định định giá không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp dệt may.

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w