Dệt may Việt Nam chuẩn bị cho TPP

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 46 - 48)

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỰC CỦA VIỆT ANM KHI GIA NHẬP WTO VÀ KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NGÀNH

2.4. Dệt may Việt Nam chuẩn bị cho TPP

Việt Nam đang trong giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện và gia nhập TPP, ngoài ra còn đang tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các thị trường như: EV-FTA(EU), FTA Việt Nam –Liên minh Hải quan Nga- Belarus- Kazashtan. Các hiệp định thương mai này đặc biệt là TPP sẽ mở ra cơ hội tăng kim ngạch và thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn trong những năm tới. Tuy nhiên để có thể tận dụng được những cơ hội đó các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chuẩn bị và đầu tư nhất định vào ngành dệt may để có thể đáp ứng được các yêu cầu về uy tắc xuất xứ của TPP.

Trong những năm qua ngành Dệt may đang chuyển dần từ việc đầu tư tăng trưởng số lượng, theo chiều rộng sang nâng cao chiều sâu bằng voeecj tăng năng suất lao động. Đặc biệt, ngành dệt may đang tăng hàm lượng nội địa hóa để có thể tự chủ hơn trong nguyên liệu đầu vào của ngành. Doanh ngiệp đã tập trung sản xuất những mặt hàng có yêu cầu về kỹ thuật và tích cực đáp ứng các đơn hàng quy mô nhỏ và vừa.

Biểu đồ 5: Sản lượng sản xuất các mặt hàng của ngành Dệt may

(Nguồn: Bộ Công Thương)

không mở rộng các hình thức tiêu thụ mà thay vào đó đã cải thiện chất lượng của các hình thức, kênh phân phối đã có. Tăng cường khai thác thị trường nội địa để cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư cho quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức điển hình là tham gia các hội chợ thời trang VIFF…

Một số doanh nghiệp đã bắt tay vào tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, tập trung vào việc xúc tiến tạo nguồn cung ứng nguyên phụ liệu cho các sản phẩm mục tiêu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dệt may ngày càng nhiều và được đầu tư đồng đều từ tỉnh đến thành phố. Nhiều doanh nghiệp dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài tìm đến Việt Nam để xây dựng nhà máy với quy mô vốn đầu tư lớn. Đây là một cơ hội để tăng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, tiếp cận với công nghệ hiện đại và đáp ứng được nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành, nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng. Nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không tận dụng tốt việc các nhà đầu tư đổ xô vào nước ta, thì cơ hội đó sẽ trở thành thách thức rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ bị phụ thuộc và bị lấn át bởi dệt may nước ngoài tại Việt Nam.

Một số Công ty nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư rất lơn như Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô với vốn đầu tư 68 triệu USD tại khu công nghiệp Bảo Minh.

Tại TPHCM, Công ty Forever Glorious thuộc Tập đoàn Sheico (Đài Loan, Trung Quốc) đã cam kết đầu tư 50 triệu USD để triển khai dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước.

Công ty Gain Lucky Limited, thuộc Tập đoàn may Trung Quốc Shenzhou International chuyên sản xuất trang phục cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Puma... đã cam kết đầu tư 140 triệu USD vào TPHCM.

Trong năm 2013, đã có hàng loạt công ty, tập đoàn lớn chuyên sản xuất xơ, sợi, dệt nhuộm đến từ các quốc gia có ngành dệt may phát triển như: Texhong và Công ty TNHH Dệt may Sunrise (Trung Quốc); Toray International và Mitsui (Nhật

Bản); Lenzing (Áo) đã đến triển khai nhiều dự án sản xuất nguyên phụ liệu tại các địa phương của Việt Nam.

Khi tham gia TPP, Việt Nam có lợi thế ở góc độ xuất khẩu hàng ra thế giới, nhưng quy định xuất xứ "từ sợi" (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác (không có Trung Quốc).

Chính vì vậy trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, gồm cả Đài Loan, Hong Kong... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất dệt, sợi, nhuộm... để đón đầu TPP.

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w