Nhân xét, so sánh cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định TPP đối với ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 48 - 49)

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỰC CỦA VIỆT ANM KHI GIA NHẬP WTO VÀ KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NGÀNH

2.5. Nhân xét, so sánh cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định TPP đối với ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

ký hiệp định TPP đối với ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2.5.1 Nhận xét.

Việt Nam gia nhập WTO là bước quan trọng sau khi Việt Nam kí kết hiệp định BTA trong tiến trình phát triển hội nhập và mở rộng thị trường của ngành dệt may vào thị trường thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ. Gia nhập WTO tạo ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Nhưng sau những phân tích trên ta thấy ngành dệt may đã tận dụng tốt những cơ hội từ WTO để làm tăng xuất nhập khẩu.

Khi gia nhập WTO, cái lợi lớn nhấp mang lại cho Việt Nam đó là thoát khỏi hạn ngạch dệt may. Song song với đó Việt Nam cũng phải mở rộng thị trường cho hàng nhập khẩu nước ngoài gây ra sức ép cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO. Lợi ích mà WTO mang lại cho Việt Nam là nhiều hơn những khó khăn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh đỉnh điểm là 71.7 tỷ USD năm 2008, trong đó đầu tư Hoa Kỳ cũng tăng đáng kể.

Sau những năm đầu gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện nhiều cam keetss mở cưa thị trường, giảm thuế… nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển với GDP tăng 8.5%, xuất khẩu tăng 20.5%. Trong đó ngành dệt may đã có đóng góp đáng kể, xuất khẩu tăng 33% đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, Việt Nam chịu sự giám sát nhập khẩu và nguy cơ điều tra chống bán phá giá tại thị trường

Hoa Kỳ.

Gia nhập WTO là bước hội nhập để Việt Nam chuẩn bị cho quá trình ký kết hiệp định và tham gia TPP, một bước hội nhập kinh tế theo chiều sâu với những cơ hội và ưu đãi lớn cho ngành dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. TPP sẽ đem lại cơ hội thâm nhập sau hơn vào các thị trường cho ngành dệt may Việt Nam đặc biết là 2 thị trường lớn và quan trong đó là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam, khi gia nhập TPP thuế nhập khẩu đối với dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ là 0%. Thị phần của dệt may Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể tại thị trường Hoa Kỳ, quy mô thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ, khả năng mở rộng thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu sẽ ngày càng tăng khi Hiệp định TPP được ký kết. TPP góp phần thúc đẩy đầu tư nguyên liệu , tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may được nâng cao. Điều này có thể thấy rõ qua những phân tích về đầu tư của ngành dệt may chuản bị cho TPP của VIệt Nam phía trên.

Nếu TPP được kí kết, tốc độ tăng trưởng sau khủng hoảng sẽ dần được khôi phục và duy trì 15% - 20% trong giai đoạn 2013-2017. Quy mô xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ có thể đạt mức 20 tỷ USD và đến năm 2025, quy mô xuất khẩu toàn ngành có thể đạt trên 50 tỷ USD. Tốc độ xuất khẩu dệt may sẽ tăng 2.5 lần trong 7 năm so với quy mô xuất khẩu năm 2013- giai đoạn hoàn tất hiệp đinh TPP.

Với những nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ, nguồn cung nguyên liệu thì sau khi gia nhập TPP, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt mức 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 giúp ngành dệt may tự chủ hơn trong nguồn cung đầu vào. Nếu xuất khẩu tăng và đạt 25 tỷ USD thì giá trị tạo ra của ngành dệt may tại Việt Nam khoảng 13-14 tỷ USD.

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w