So sánh những cơ hội,thách thức của ngành dệt may khi gia nhập WTO và ký hiệp định TPP

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 49 - 51)

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỰC CỦA VIỆT ANM KHI GIA NHẬP WTO VÀ KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NGÀNH

2.5.2 So sánh những cơ hội,thách thức của ngành dệt may khi gia nhập WTO và ký hiệp định TPP

WTO và ký hiệp định TPP

TPP và WTO không đơn thuần mang lại cơ hội tốt cho Việt Nam. Khác với WTO, Hiệp đinh TPP yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt hơn đặc biệt quy định về xuất xứ. Khi gia nhập TPP, Việt Nam có cơ hội hưởng mức thuế nhập khẩu 0% với hàng dệt may, tuy nhiên phải đáp ứng được quy tắc về

nguồn gốc sợi trong khuôn khổ TPP. Đây là điểm trở ngại lớn để Việt Nam tận dụng được cơ hội lớn về thuế khi tham gia hiệp định.

Một trong những những điều kiện để được hưởng ưu dãi thuế vào thị trường các nước thành viên TPP trong đó có Hoa Kỳ là các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu từ sợi trở đi được sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước thành viên TPP. Đây cso thể coi là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành dệt may phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước.

Nhìn chung gia nhập TPP là sự mở hội nhập theo chiều sâu với những ưu đãi lớn kèm theo những quy định khắt khe hơn so với WTO.TPP mở rộng hownc ả về thương mại hàng hóa nói chung và ngành dệt may nói riêng, thương mại dịch vụ và đầu tư cũng được mỏ rộng. TPP mang tính kế thừa và nâng cao so với WTO nên những cam kết trong TPP sâu rộng hơn, toàn diện và khắt khe hơn.

Ví dụ như trong lĩnh vực lao động đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội, quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em. Bên cạnh đó còn có các vấn đề phi thương mại khác như yêu cầu về môi trường được tăng cao, quyền sở hưu trí tuệ cao hơn so với mức trong WTO.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu So sánh cơ hội, thách thức xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam khi gia nhập WTO và ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trang 49 - 51)