ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỰC CỦA VIỆT ANM KHI GIA NHẬP WTO VÀ KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NGÀNH
2.1 Cơ hội và thách thức với ngành dệt may Việt Nam gia nhập WTO
Tổ chức thương mai thế giới WTO là một diễn dàn thương mại lớn nhất, nơi tạo điều kiện gội nhập kinh tế, mở rộng thị trường cho các nền kinh tế đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây thức sự là một cầu nối ngành dệt may Việt Nam với thị trường quốc tế. Sau khi gia nhập WTO ngành dệt may đã có những thành tựulớn, tiếp cận và mở rộng được thị trường đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, đóng góp lớn trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên khi gia nhập WTO chúng ta cũng phải kể đến những cơ hội song song với thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam, sau đây là những cơ hội và thách thức của hiệp định :
2.1.1 Cơ hội
Ngành dệt may Việt Nam có những lợi thế, tiềm năng như tự nhiên, nguồn nhân lực rẻ và dồi dào, ngày càng nhiều thương hiệu Việt tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng uy tín, chất lượng… để cạnh tranh với sự phát triển của ngành dệt maycacs nước như Trung Quốc.
Với số thành viên EU mở rộng lên 28 thành viên, đây thực sự là một thịt rường lớn, trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam sẽ tạo cơ hội hội nhập mở rộng thị trường vào các thành viên mới. Gia nhập WTO thúc đẩy các hoạt động thương mai, đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ, góp phần làm giảm những khó khăn rào cản thuế quan, phi thuế quan, giảm sự phân biệt đối xử trong WTO, từ đó thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế xong phương và đa phương tạo ra những cơ hội mới trong giao dịch, ký kết hợp đồng tạo môi trường giới thiệu và quảng bá sản phẩm trên nhiều Hội chợ, triển lãm thế giới. Cơ hội tạo điều kiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống nói chung và hàng dệt may nói riêng, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao độn, góp phân tăng trường kinh tế Việt Nam
Gia nhập WTO, Việt Nam nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Cơ hội ngành may Việt Nam sẽ có cơ hội đầu tư đổi mới trang thiết bị và hiện đại hóa đến 90% có khả năng sản xuất các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các hàng ngoại nhập khẩu, nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng dệt may xuất khẩu. Với những cải cách hành chính, cơ chế chính sách, giảm chi phí đầu vào mở rộng lĩnh vực và phạm vi đầu tư theo lộ trình hội nhập sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước ta so với các nước trong khu vực khuyên khích đầu tư mới vào Việt Nam. Điều này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về vốn và công nghệ, tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề của công nhân ngành dệt may. ` WTO giúp Việt Nam sẽ nhận được sự đối xử thoải mái hơn về thuế,một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường. Việt Nam sẽ có cơ hội đưa hàng ra các thị trường lớn trên thế giới thuế suất khòng còn là gánh nặng. Ngành dệt may Việt Nam sẽ có lợi trong việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế trong đó vấn đề về tranh chấp, đánh cắp bản quyển, nhãn hiệu hay chống bán phá giá. Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội giao lưu, hợp tác, học hỏi và nâng cao khả năng thích nghi, cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam có cơ hội tiếp cận một thị trường không có rào thị trường tự do cạnh tranh từ đó ngành dệt may có thể khẳng định chỗ đứng xây dựng uy tín, thườn hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dung trong và ngoài nước.
Gia nhập WTO giúp Việt Nam được dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam đang tận dụng và khai thác từ khi gia nhập WTO đến nay.