ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỰC CỦA VIỆT ANM KHI GIA NHẬP WTO VÀ KÝ HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NGÀNH
2.3 Cơ hội và thách thức khi ký kết giệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam
sau này.
2.3 Cơ hội và thách thức khi ký kết giệp định TPP đối với ngành dệt may Việt Nam Việt Nam
2.3.1. Cơ hội
Hiệp định đối tác xuyên Châu Á - Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định tự do hóa thương mại có thể đem đến những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, kết nối nền kinh té với Hoa Kỳ và các thành viên khác trong tổ chức TPP. TPP không chỉ thay đổi tình hình dệt may Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến dệt may toàn cầu. Khi gia nhập TPP, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng sẽ có cơ hội rất lớn để thâm nhập vào thị trường nội địa của Hoa Kỳ với những quyền lợi nhất định. Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới với khoảng 100 tỷ USD/năm, trong số khoảng 500 tỷ USD/năm của tiêu thụ dệt may toàn cầu nên đây là cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Một số cơ hội mà khi Việt Nam là một trong 10 thành viên của TPP hiện nay ta có thể phân thích và thấy rõ như sau:
Thứ nhất, cơ hội khai thác thị trường nước ngoài, các nước đối tác TPP và đặc biệt là thị trường tiêm năng Hoa Kỳ. Việt Nam, là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, cơ hội tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất thấp hoặc bằng 0% sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng tươi sáng cho nhiều ngành hàng. Hiện nay thuế suất đối với các thị trường trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu dệt may đang quá cao. Cụ thể, trong thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ chiếm 50% mà thuế suất phải chịu là 17.5%. Bên cạnh đó là những lợi ích về việc giải quyết thất nghiệp, việc làm, bộ phận lao động trong lĩnh vực xuất khẩu. Các quy định của TPP sẽ giúp loại
bỏ những rào cản phi thuế quan và đảm bảo rằng các quy định hạn chế thương mại sẽ được dựa trên những yếu tố khoa học và đánh giá rủi ro một cách rõ ràng, minh bạch. Điều này làm gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đặc biệt khi gia nhập TPP sẽ giúp làm giảm khoảng cách công nghệ của Việt Nam với các nước phát triển. Một trong những lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn phát triển đó là các ngành công nghệ cao, nâng cao trìn đọ của các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ, nông nghiệp tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào các chuỗi giá trị trong khu vực và trên toàn cầu.
Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, các nước đối tác của TPP có thị trường tiêu thụ tiềm năng như Nhật Bản… Năm 2012, mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các thị trường lớn trong đó có cả Hoa Kỳ đều giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta vào Hoa Kỳ vẫn tăng 9,2%. Năm 2013, dù tiếp tục đối mặt với những khó khăn nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu 14,5% so cùng kỳ, đạt 8,9% tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lớn nhất, chiếm 44,8% tổng kim ngạch toàn ngành, tăng 12% so cùng kỳ. Đây là tăng trưởng khả quan khẳng định vị trí cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục gia tăng vào thì trường Hoa Kỳ sau khi TPP được ký kết và có hiệu lực.
Hiệp định TPP sẽ tạo ra một “cú hích” mới cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quy mô sản xuất sẽ được mở rộng và đầu tư vào hệ thống sản xuất, kinh doanh, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may ngày càng tăng.
Một trong những điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan vào thị trường các nước thành viên TPP là các DN Việt Nam phải chứng minh lô hàng xuất khẩu có xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu từ sợi trở đi (không tính xuất xứ bông) được sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước thành viên TPP. Theo Vitas, hiện nay đang có làn sóng đầu tư vào Việt Nam để sản xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành dệt may nhằm hưởng ưu đãi thuế. Ðây cũng chính là cơ hội để ngành dệt may nước ta tranh thủ phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước. Ðã có rất nhiều nhà đầu tư
nhanh chân đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để đón đầu TPP như các tập đoàn Texhong (Hồng Kông), Mitsui (Nhật Bản), Sunrise (Trung Quốc)... Thí dụ Công ty Kyungbang (Hàn Quốc) vừa đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất sợi tại tỉnh Bình Dương, với vốn đầu tư giai đoạn một là 40 triệu USD, công ty này tiếp tục đầu tư thêm 160 triệu USD để tăng năng lực sản xuất sợi với kỳ vọng trở thành nhà máy sợi lớn nhất châu Á. Texhong bắt đầu đưa nhà máy dệt nhuộm có vốn đầu tư 300 triệu USD ở Quảng Ninh đi vào hoạt động, với 370 nghìn cọc sợi, với công suất 139 nghìn tấn/năm. Làn sóng đầu tư nước ngoài này sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam vốn đang còn kém phát triển
Thứ hai, cơ hội khai thác tại thị trường nội địa. Việt Nam giảm thuế nhập khẩu từ các nước đối tác TPP. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này. Giảm thuế nhập khẩu đối với Việt Nam thực sự là một lợi thế vì các ngành sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu. Do các ngành phụ trợ ở nước ta chưa thực sự phát triển ví dụ như ngành dệt may phần lớn nguyên liệu như bông, sợi vẫn chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.
Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa KỲ và các nước đối tác TPP. Gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện môi trường cạnh tranh đồng thời chịu sức ép cạnh tranh hơn, điều này giúp cải thiện dịch vụ, chất lượng sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đồi hỏi chung khí gia nhập TPP. Hiệp đinh TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về cấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển…. Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doang nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất.
mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ được áp dụng cho TPP, đây sẽ là cơ hội Việt Nam minh bạch hóa thị trường các nước thành viên TPP. Đây sẽ là một động lực để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm công và hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch trước đó.
Các tiêu chuẩn về lao động, môi trường. Về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề lao động và môi trường có thể gây khó khăn cho Việt Nam nhưng đó cũng là cơ hội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động nội địa…
Có thể thấy Việt Nam gia nhập TPP sẽ có được những cơ hội từ những thách thức để cải thiện hơn về môi trường kinh doanh, xuất khẩu, đáp ứng được các quy định ngày càng cao khi Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
Về ngành dệt may Việt Nam nói riêng, khi gia nhập TPP là cơ hội để có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề. Thuế suất đối với thị trường Hoa Kỳ lên đến 17.5%, đây là 1 con số quá cao. Nhưng nếu Hiệp đinh TPP có hiệu lực và Việt Nam đáp ứng được những yêu câu, quan trong nhất là quy định về xuất xứ thì thuế suất xuất khẩu mặt hàng dệt may tại Hoa Kỳ và các thị trường các nước tham gia TPP sẽ được gỡ bỏ hay về 0%. Ngành dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tạo cú kích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Thị phần của ngành dệt may Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng lên so với vị trí thứ 2 hiện nay cùng với thị phần khoảng 9% .
2.3.2. Thách thức
TPP đêm đến những cơ hội lớn, một bước ngoạt để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác. Tuy nhiên, để được ưu đãi, miễn thuế , tăng thị phần vào Hoa Kỳ và các thành viên TPP, Việt Nam nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng phải đáp các điều kiện, thách thức không hề dễ dàng.
Thách thức đầu tiên phải nói đến là lĩnh vực pháp lý, hệ thống các quy định của Viêt Nam nhìn chung chưa phát triển bằng các nước thành viên TPP và việc
đưa hệ thống quy định lên một mức tương xứng với các bên khác trong TPP là một thách thức không nhỏ.
Các ngành công nghiệp Việt Nam cần tăng tính cạnh tranh nhập khẩu do mức thuế giảm theo những cam kết khi tham gia TPP. Có khả năn cam kết giảm thuế của Việt Nam sẽ thấp hơn một chút so với những nước thành viên khác, do vẫn là nước đang phát triển, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh nhập khẩu.
Kinh tế Việt Nam được bảo hộ với đầu tư nước ngoài nhiều hơn và gắn kết với chính phủ hơn bất cứ quốc gia thành viên TPP nào nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực viễn thông và dịch vụ tài chính. THỏa mãn những yêu cầu này sẽ thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.
Xây dựng hoàn thiện nền kinh tế thị trường, cải cách Luật lao động để đạt các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được bởi các thành viện TPP
Ngoài ra, còn có những thách thức từ những bấ lợi tiềm tàng khi Việt Nam tham gia TPP. Mở cửa các thị trường dịch vụ với sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới có thể khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn…. Việc gia nhập TPP sẽ làm tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam, thách thức đặt ra đó là việc sử dụng dòng vốn sao cho phù hợp bắt kịp với lộ trình gia nhập TPP. Thị trường kinh tế ngày càng được mở rộng theo hướng thương mại tự do hơn đồi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ hơn, tạo ra môi trường kinh doanh có lợi cho Việt Nam cũng như các nước thành viên khác.
Việc thực hiện các cam kết sâu rộng trong khuôn khổ Hiệp định TPP sẽ tạo ra một sức ép lớn về mở cửa thịt rường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Tham gia TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu.
Để thực hiện cam kết trong hiệp định TPP, Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thàu, sở hữu trí
tuệ…. Với những kinh nghiệm Việt Nam có được từ quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện và tận dụng tốt những cơ hội từ trong thách thức mà TPP mang lại.