IV. Định hướng công tác chế biến giai đoạn 2011-2015:
1. Thực trạng tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng trong Tập
đoàn :
a. Những mặt làm được :
Hiện tại Tập đoàn có thành lập Ban thi đua - truyên truyền - văn thể với 05 thành viên, cấp Cty có 05 đơn vị thành lập phòng thi đua, truyên truyền văn thể. Tổng số cán bộ chuyên trách thi đua khen thưởng hiện có tại các đơn vị
thành viên là 18 người. Một số các đơn vị còn lại thành lập tổ TĐTTVT hoặc phân công 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác thi đua khen thưởng được cơ cấu trong phòng hành chính nhân sự hoặc phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức cán bộ đào tạo, phòng tổ chức lao động tiền lương với tên gọi khác nhau.
Hầu hết các đơn vị đã thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, HĐKHKT và ban hành quy chế khen thưởng, có triển khai tổ chức thực hiện. HĐTĐKT các cấp tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị để cơ cấu các thành viên, đơn vị có quy mô lớn từ 17 - 24 TV, đơn vị vừa có từ 09 – 13 TV, thành phần HĐTĐKT bao gồm đại diện Ban Tổng giám đốc, công đoàn, đoàn thanh niên, các phòng ban liên quan. Bên cạnh đó các đơn vị đều thành lập Tổ thường trực hội đồng để giải quyết những vấn đềđột xuất.
Luật Thi đua Khen thưởng ban hành, kèm theo các nghị định, thông tư
hướng dẫn, các tiêu chí thi đua, danh hiệu thi đua đã được cụ thể hóa làm cơ sở
cho việc thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng đã tạo chuyển biến tích cực cho các đơn vị thực hiện phong trào trong những năm qua.
Công tác thi đua, khen thưởng được tổ chức ổn định, thường xuyên hàng năm, trong năm tùy vào các đợt phát động thi đua đểđề ra chế độ khen thưởng, như thi đua thường xuyên, thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt, hầu hết các
đơn vị đưa công tác khen thưởng vào quy chế khen hàng quí, tháng, hàng ngày tạo động lực tích cực trong công tác thi đua khen thưởng tại đơn vị.
Ngay từ đầu năm các đơn vị, tập thể, cá nhân đều phải đăng ký các danh hiệu thi đua, thông qua các phong trào thi đua trong đơn vị như : phong trào thi
đua lao động giỏi, thi đua khai thác thu hoạch mủ, thi đua trong công tác trồng mới, tái canh, luyện tay nghề thi thợ giỏi, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả trong SXKD và trong công tác, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động…
Tham luận – Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể 65
Công tác nhân điển hình tiên tiến : Thông qua các đợt phát động phong trào thi đua, trên cơ sở kết quảđạt được các đơn vị đều tổ chức tôn vinh các tập thể cá nhân đạt thành tích xuất sắc qua các cuộc hội nghị, đại hội các buổi sơ
tổng kết để tôn vinh và tuyên dương kèm theo những phần thưởng xứng đáng. Vì vậy thời gian qua tính cạnh tranh trong các phong trào thi đua ở các đơn vị, tập thể, cá nhân luôn ởđạt mức cao nhất.
Về nguồn khen thưởng của các đơn vị chủ yếu lấy từ qũy khen thưởng, phúc lợi, qũy tiền lương và qũy công đoàn.
b. Những mặt hạn chế :
Các phong trào thi đua, khen thưởng chỉ được duy trì thường xuyên và hoạt động đạt hiệu quảở những đơn vị quy mô lớn, có bộ máy và cán bộ chuyên trách, có quy chế, quy định rõ ràng. Còn những đơn vị vừa và nhỏ, phát động thi
đua không thường xuyên, công tác sơ, tổng kết chưa được quan tâm đúng mức và việc nhân điển hình tiên tiến thông qua các phong trào thi đua không thực hiện được, dẫn đến khen thưởng không kịp thời, qua đó chưa thật sự khích lệ động viên phong trào. Trong công tác thi đua khen thưởng chỉ coi trọng công tác khen thưởng và chưa thật sự chú ý đến phong trào thi đua và mô hình thi đua.
Một số đơn vị triển khai thực hiện các phong trào thi đua chưa thường xuyên, liên tục, còn nặng về hình thức, chưa thực sự lấy thi đua làm đòn bẩy để
thực hiện các nhiệm vụ SXKD, chậm đổi mới về nội dung và hình thức cũng như biện pháp tổ chức phong trào thi đua để phù hợp với từng thời gian và nhiệm vụ cụ thể.
Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, hệ thống thi đua khen thưởng thiếu nhân lực, chủ yếu là lồng ghép kiêm nhiệm,
ở Tập đoàn mới củng cố Ban Thi đua Khen thưởng, cấp ông ty chỉ 05 đơn vị
thành lập Phòng TĐKT, các đơn vị còn lại phân công 01 chuyên viên (chuyên trách hoặc bán chuyên trách) phụ trách và cấp cơ sở phân công 01 trợ lý/đơn vị. Phần lớn cán bộ thi đua khen thưởng chưa được đào tạo, công việc thay đổi thường xuyên, vì vậy rất hạn chế trong đề xuất, tham mưu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung vì không kịp nắm bắt công việc, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của CNVCLĐ trong việc xét thưởng thường xuyên và đột xuất.
Công tác khen thưởng cấp cao thời gian qua phần lớn dành cho các cấp lãnh đạo hoặc cán bộ gián tiếp. Còn đối với CNLĐ trực tiếp sản xuất được khen thưởng hàng năm rất hạn chế. Quy trình xét, thủ tục và đề nghị, làm chưa chặt chẽ thiếu tính đồng bộ. Còn có quan niệm chỉ coi trọng đến giá trị của thưởng mà xem nhẹ việc khen. Đây là hạn chế và thiếu sót lớn nhất do cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng cơ sở yếu và thiếu.
Các gương điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều, thành tích đạt
được mang ý nghĩa và giá trị cao. Song việc nuôi dưỡng nhân tố mới và nhân rộng gương điển hình tiên tiến còn nhiều hạn chếở mặt tổng kết, học tập, nhân rộng và nâng cao.
Tham luận – Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể 66
Một số đơn vị chưa thực hiện đăng ký thi đua từđầu năm theo quy định
để làm cơ sở bình xét cuối năm, chưa thành lập hội đồng sáng kiến trong đơn vị
theo quy định, bên cạnh đó phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong CNLĐ đã được phát động nhưng chưa rộng rãi và thiếu chiều sâu đã thực sự làm hạn chếđến sự sáng tạo, sáng kiến trong CNVCLĐ của đơn vị.
2. Các giải pháp, đề xuất, kiến nghị để đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn hiện nay :