Một số nét về thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong Tập đoàn :

Một phần của tài liệu tham luận 1 tổng công ty cao su đồng nai những giải pháp kỹ thuật & yếu tố tác động nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây (Trang 45 - 47)

II. Những giải pháp kỹ thuật trọng tâm:

A. Một số nét về thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong Tập đoàn :

CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG TẬP ĐOÀN

––––––––––––––– Đặt vấn đề: Đặt vấn đề:

- Ở bất cứ doanh nghiệp nào, ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác đầu tư cũng là mảng rất quan trọng, vừa phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa quyết định sự phát triển bền vững và mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp;

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Tập đoàn CN cao su VN hàng năm đầu tư hàng ngàn tỉ đồng cho các công trình kiến trúc, giao thông,

điện nước nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng để trồng, chăm sóc, khai thác và chế

biến mủ cao su. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc mở rộng ngành nghề kinh doanh làm tăng nhanh số lượng đơn vị thành viên và liên kết của Tập

đoàn. Điều đó cũng mở ra thêm nhiều hoạt động đầu tư ngoài truyền thống như: hạ tầng khu công nghiệp, chế biến gỗ, xây dựng thủy điện, đầu tư BOT giao thông, …

- Theo chức năng, nhiệm vụđược phân công, Ban XDCB có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn về công tác quản lý đầu tư xây dựng, chủ yếu trên 3 lĩnh vực :

. Quản lý việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư; . Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng;

. Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Với nhiệm vụ đó, Ban XDCB xin tham luận về nội dung Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực công tác quản lý đầu tư xây dựng trong Tập

đoàn.

A. Một số nét về thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong Tập đoàn : Tập đoàn :

Từ giữa năm 2009, với Luật 38/2009, Quốc Hội khóa 12 đã sửa đổi 4 bộ

Luật liên quan đến đầu tư. Nhờ đó, hệ thống văn bản pháp quy dưới Luật đã rõ ràng hơn, không chồng chéo như trước đó, và ổn định liên tục cho đến hôm nay.

Đó chính là điều thuận lợi cho bất cứ ai tham gia công tác quản lý đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm đó, Nhà nước phân cấp mạnh trong quản lý

đầu tư. Song song với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định đầu tưđều thuộc về từng đơn vị thành viên. Vai trò trực tiếp quản lý đầu tư của Tổng Công ty Cao su ngày trước không còn nữa. Tập đoàn chỉ quản lý công tác đầu tư của đơn vị thông qua vai trò Người đại diện vốn (dù là loại hình doanh nghiệp TNHH MTV hay cổ phần). Công tác thỏa thuận chủ trương đầu tư chỉ mới “nắm” được phần nguồn vốn đầu tư. Toàn

Tham luận – Ban Xây dựng Cơ bản 46

bộ các khâu còn lại của giai đoạn chuẩn bịđầu tư và hai giai đoạn thực hiện, kết thúc đầu tư đều thuộc thẩm quyền của đơn vị. Với quy định như vậy, theo chức năng chủ yếu được phân công như đã nói ở trên, nhiệm vụ Ban XDCB là phải “hậu kiểm”. Đặt vấn đề như thế để các cấp Lãnh đạo từ Tập đoàn đến đơn vị

thành viên hiểu và thông cảm cho kiểu cách làm việc của Ban XDCB chúng tôi là thường xuyên, liên tục đi kiểm tra để kịp thời phát hiện sai phạm và hỗ trợ đơn vị về mặt nghiệp vụ.

Hàng năm, Ban XDCB đều tổ chức nhiều đợt kiểm tra mà đối tượng là hầu hết các đơn vị thành viên loại hình TNHH MTV và một số các doanh nghiệp cổ phần nếu có đề nghị của Người đại diện phần vốn Nhà nước. Để khái quát thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng toàn Tập đoàn, Ban XDCB xin chia 5 khu vực để nhận xét :

oKhu vc 1, khu vc min Đông Nam b và Tây Nguyên : Đây là khu vực truyền thống cao su với nhiều năm được quản lý theo kiểu cũ (tất cả đều do Tổng Công ty cao su quyết định), đội ngũ cán bộ quản lý cũng được đào tạo bài bản và nhiều kinh nghiệm trong quản lý các công trình lớn nên nhìn chung đều chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong quản lý đầu tư. Điểm yếu nếu có

ở khu vực này là sự quản lý đối với các công ty “cháu”. Bởi, việc quản lý trực tiếp một công trình cụ thể khác với việc quản lý một hệ thống quản lý đầu tư của

đơn vị con.

oKhu vc 2, khu vc các đơn v Bc Trung b và Duyên hi min Trung: Hầu hết các đơn vị khu vực này vừa chấm dứt thời kỳ xây dựng vườn cây cao su và chuyển qua giai đoạn kinh doanh, gắn liền với việc đầu tư xây dựng NMCB, trụ sở làm việc, … Chính những công trình lớn này đòi hỏi công tác quản lý phải bài bản và nghiêm túc hơn. Và đây cũng là lúc bộc lộ những yếu kém trong nhận thức, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư của các đơn vị khu vực này. Kịp thời phát hiện điều này, năm qua, Ban XDCB đã đề xuất Tập đoàn cho mở lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm hệ thống và bổ sung kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở.

o Khu vc 3, khu vc các đơn v cao su phía Bc : các đơn vị này mới thành lập từ 2 đến 4 năm để thực hiện các dự án trồng cao su. Giai đoạn này công tác chủ yếu hàng năm của đơn vị là khai hoang và xây dựng các tuyến giao thông nội vùng, các nhà Đội sản xuất. Đặc thù khi thành lập các đơn vị cao su phía Bắc không có sự hỗ trợ từ công ty mẹ như trường hợp các đơn vị Tây nguyên thập niên 80, do vậy hầu hết các đơn vị khu vực này đều không có các kỹ sư chuyên ngành xây dựng; công tác quản lý đầu tư phần lớn là do các kỹ sư

nông nghiệp kiêm nhiệm. Thực tế là việc chấp hành trình tự thủ tục lẫn quản lý chất lượng công trình, đơn vịđều khoán trắng cho các tổ chức tư vấn. Do vậy có thể nói đây là khu vực quản lý đầu tư yếu nhất trong Tập đoàn. Giữa năm 2011 Ban XDCB cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực này và kết quả ở lần kiểm tra cuối năm đã có sự tiến bộ nhất định. Tuy nhiên do nền tảng kiến thức chuyên ngành của anh em chưa có nên nội dung tập huấn cũng chỉ ở

Tham luận – Ban Xây dựng Cơ bản 47

Ban XDCB sẽ tiếp tục tập huấn nâng cao. Và điều chính yếu là các đơn vị khu vực này phải nhanh chóng bổ sung cán bộ chuyên ngành xây dựng thì mới mong cải thiện được công tác quản lý đầu tư, nhất là chỉ vài năm tới, nhu cầu xây dựng NMCB mủ cao su đòi hỏi phải có các kỹ sư chuyên ngành.

o Khu vc 4, các đơn vị đầu tư phát trin cao su nước ngoài : Trên thực tế, hầu hết các đơn vị đầu tư phát triển cao su ở nước ngoài (Lào và Kampuchia) đều hình thành từđội ngũ cán bộ thuộc các đơn vị khu vực 1 (miền

Đông Nam bộ và Tây nguyên), cho nên phần lớn cán bộ quản lý đầu tưđều nắm rõ quy trình và thủ tục. Tuy nhiên điều oái ăm là ở chỗ, quy trình đó theo luật pháp Việt Nam! Và thực tế là mỗi đơn vị thực hành quản lý một cách khác nhau. Có thể do nước bạn chưa có đầy đủ hệ thống quy định vềđầu tư nhưở VN hoặc có thể do anh em quản lý chưa tìm hiểu các quy định của nước sở tại. Giải quyết vướng mắc này là ngoài tầm tay của Ban XDCB. Phải chăng trách nhiệm hỗ trợ

về pháp lý lĩnh vực đầu tư ở nước ngoài là thuộc về văn phòng đại diện Tập

đoàn tại nước sở tại hoặc Ban chỉ đạo phát triển cao su khu vực đó. Việc đầu tư

tại nước ngoài đòi hỏi phải vừa tuân thủ luật pháp VN vừa tuân thủ luật pháp nước sở tại, do vậy dưới góc độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm, Ban XDCB đã tham mưu đề xuất Tập đoàn ban hành Quy chế quản lý các công trình xây lắp đầu tưở nước ngoài. Thực chất, quy chế này chưa đầy đủ vì chưa đề cập

đến các công trình lớn. Việc ban hành quy chế chỉ nhằm tạo sự thống nhất quản lý và tạo hành lang pháp lý tiên khởi cho các đơn vị khu vực này.

o Khu vc 5, các công ty c phn kinh doanh ngành ngh phi cao su : Các đơn vị này hình thành trong khoảng 5-7 năm nay từ nhiều nguồn khác nhau.

Điểm giống nhau của các đơn vị này là đều đầu tư công trình lớn và sự quản lý của Tập đoàn hoàn toàn chỉ thông qua Người đại diện vốn Nhà nước. Những năm qua, Ban XDCB rất ít khi tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban

đối với các đơn vị khu vực này, ngoại trừ các đơn vị có yêu cầu của Người đại diện vốn. Tuy nhiên qua nắm tình hình chung, đơn vị nào có lãnh đạo thực chất quan tâm đến công tác quản lý đầu tư thì thực hành quản lý tương đối tốt. Đơn vị nào có lãnh đạo xem nhẹ công tác quản lý đầu tư hoặc có bộ máy quản lý kém năng lực thì ở đó đều có sai phạm, từ chấp hành trình tự thủ tục đến quản lý chất lượng công trình và nhất là công tác quản lý đấu thầu.

Một phần của tài liệu tham luận 1 tổng công ty cao su đồng nai những giải pháp kỹ thuật & yếu tố tác động nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây (Trang 45 - 47)