NGHĨA & SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU MUA CAO SU NGOÀI TẬP ĐOÀN

Một phần của tài liệu tham luận 1 tổng công ty cao su đồng nai những giải pháp kỹ thuật & yếu tố tác động nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây (Trang 56 - 59)

III. NHỮNG ĐỀ XUẤT:

NGHĨA & SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU MUA CAO SU NGOÀI TẬP ĐOÀN

THU MUA CAO SU NGOÀI TẬP ĐOÀN

–––––––––––––––

Trong bối cảnh sản lượng cao su của Tập đoàn sẽ giảm mạnh do diện tích thanh lý vườn cây tăng, đồng thời để ổn định doanh thu hàng năm của Tập

đoàn và góp phần tham gia bình ổn thị trường cao su ở Việt Nam trong xu thế

sản lượng cao su tiểu điền đã tăng lên hơn 500.000 tấn/năm và tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới “Ý nghĩa và sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động

thu mua cao su ngoài Tập đoàn”.

Hoạt động thu mua ngoài trong toàn Tập đoàn hiện nay bao gồm hai dạng: thứ nhất là mua mủ nước từ các vườn cây cao su của tiểu điền để chế biến ra thành phẩm và thứ hai là mua mủ thành phẩm từ các đơn vị chế biến ngoài Tập đoàn.

Trong năm 2011 toàn Tập đoàn đã thu mua ngoài được 39.720 tấn, tổng doanh thu đạt trên 3.634 tỷ đồng. Trong đó có các đơn vị thu mua mủ nuớc để

chế biến tiêu biểu như Công ty CP Cao su Phước Hòa thu mua đạt 8.241 tấn quy khô với lợi nhuận 53 tỷđồng, Công ty CP Cao su Hòa Bình thu mua đạt 4.600 tấn với lợi nhuận 20 tỷđồng, Công ty Cao su Bình Thuận thu mua đạt 4.250 tấn và lợi nhuận là 16 tỷ đồng . . . . Công ty mẹ Tập đoàn là đơn vị thu mua cao su thành phẩm bên ngoài tiêu biểu với sản lượng mua được trong năm 2011 là 6.200 tấn với lợi nhuận ước đạt 4 tỷđồng.

Ngoài lợi ích kinh tế rõ ràng qua các số liệu đã nêu trên, công tác thu mua ngoài còn có ý nghĩa rất quan trọng là :

- Hoạt động thu mua cao su ngoài của các đơn vị trong Tập đoàn có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu thụ cao su, đặc biệt là trong những thời điểm giá cao su biến động nhanh, mạnh do giới đầu cơ làm giá hoặc do có biến động lớn về kinh tế - chính trị trên thế giới, kết quả thu mua ngoài còn nhằm chia sẻ việc nắm giữ nguồn hàng trong điều kiện Việt Nam chưa có quỹ bình ổn giá cao su như các nước sản xuất cao su khác, đồng thời góp phần kiềm giữ giá và ổn định tâm lý của giới kinh doanh cao su ở Việt Nam.

- Tham gia thu mua cao su ngoài của các đơn vị trong Tập đoàn không chỉ góp phần tăng sản lượng, ổn định và tăng doanh thu như đã nói trên mà còn góp phần bảo đảm ổn định lợi nhuận kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn, nhất là ở thời điểm giá bán cao su của Tập đoàn thấp gần sát giá thành sản xuất, qua đó cải thiện và ổn định thu nhập cho người lao động. Số lượng hàng kinh doanh tăng, kim ngạch xuất khẩu tăng, nộp ngân sách tăng còn tạo cơ hội để

Tham luận – Ban Xuất Nhập khẩu 57 được hưởng các ưu đãi về thủ tục hải quan, thuế… Do trong ba năm 2009, 2010 và 2011 Công ty mẹ Tập đoàn có sản lượng thu mua ngoài đạt trên 25.000 tấn nên kim ngạch xuất khẩu ba năm liền đạt trên 100 triệu USD/năm, trên cơ sở đó, vừa qua Công ty mẹ Tập đoàn là một trong số ít doanh nghiệp đã được Tổng Cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên về thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu hàng.

- Theo số liệu của Bộ Công thương và thực tế xuất khẩu hiện nay thì ước có trên 80% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam là qua thị trường Trung Quốc, trong đó phần lớn được xuất tiểu ngạch cho khách hàng Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái hoặc Lào Cai, do đó việc các đơn vị trong Tập đoàn với lợi thế có nhiều thị trường xuất khẩu ở nhiều khu vực khác nhau mà chủ yếu là xuất khẩu chính ngạch, khi tham gia thu mua ngoài sẽ góp phần cơ cấu lại thị trường hợp lý hơn, giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và mậu biên. Bên cạnh đó, qua việc cơ cấu lại thị trường cũng sẽ góp phần cơ cấu lại chủng loại sản phẩm theo hướng giảm dần chủng loại SVR L vốn chỉ được tiêu thụ chủ yếu

ở thị trường Trung Quốc, theo đó cũng ngày càng nâng cao và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm cho cao su Việt Nam. Hiện nay các đơn vị thu mua ngoài chủ

lực như Công ty CP Cao su Phước Hòa, Hòa Bình chủ yếu là sản xuất CV60, Công ty Cao su Bình Thuận chủ yếu là sản xuất chủng loại RSS . . . .

- Hiện nay toàn Tập đoàn có 42 nhà máy chế biến với tổng công suất 372.000 tấn/năm. Năm 2012 sản lượng khai thác của Tập đoàn dự kiến trên dưới 260.000 tấn. Do đó tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến so với công suất chế biến thực tế của các nhà máy là thừa trên 110.000 tấn/năm. Như vậy việc tham gia mua mủ nước bên ngoài còn nhằm để tận dụng tối đa công suất chế biến của các nhà máy, qua đó góp phần giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho

đơn vị.

- Việc tham gia thu mua ngoài của các đơn vị trong Tập đoàn còn nhằm nắm bắt thêm thông tin thực tế của thị trường nội địa để phục vụ cho công tác tham mưu cho Hội đồng giá trong việc điều hành giá sàn của VRG một cách thích hợp, hài hòa.

Hoạt động thu mua ngoài có nhiều ý nghĩa to lớn như vậy, tuy nhiên quá trình các đơn vị tiến hành thu mua ngoài không phải lúc nào cũng suông sẻ vì bên cạnh những mặt thuận lợi như chúng ta có uy tín về thương hiệu, có thị

trường rộng lớn, đa dạng, có đội ngũ nhân sự kinh nghiệm và tâm huyết về hoạt

động ngoại thương, có tiềm lực về tài chính và đặc biệt là có quyết tâm cao của Lãnh đạo Tập đoàn trong việc đẩy mạnh mua ngoài . . . thì vẫn còn rất nhiều khó khăn như chất lượng hàng mua ngoài thường không ổn định, việc mua hàng của các đơn vị trong Tập đoàn khó cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân về tính linh hoạt trong các thủ tục ký kết hợp đồng, giao nhận, thanh toán.Trong những thời điểm có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD/VND giữa thị trường chính thống và thị trường bên ngoài thì một khó khăn nữa là tính cạnh tranh của các

Tham luận – Ban Xuất Nhập khẩu 58

Từ những nhận định trên, chúng tôi xin có một số kiến nghị với lãnh đạo Tập đoàn như sau :

- Đểđẩy mạnh thu mua ngoài chúng tôi đề nghị Lãnh đạo Tập đoàn cần có biện pháp khuyến khích cụ thể hoặc phải khoán chi phí cụ thể cho đội ngũ

làm công tác thu mua ngoài. Ví dụ như sẽ giao chỉ tiêu số lượng, lợi nhuận hàng năm về thu mua ngoài cho từng đơn vị. Nếu đơn vị nào vượt chỉ tiêu đó thì sẽ được thưởng phần trăm trên phần lợi nhuận vượt chỉ tiêu hoặc khoán một khoản chi phí nhất định trên đầu tấn cho đội ngủ thu mua.

- Đối với việc mua cao su thành phẩm, đề nghị mạnh dạn cho phép áp dụng phương pháp mua bình quân giá, ví dụ như hôm nay sẽ cho mua 100 tấn, nếu hôm sau thấy có lãi là bán ngay, nếu hôm sau giá không tăng mà lại giảm thì sẽ mua tiếp 100 tấn ở mức giá thấp hơn mức giá mua 100 tấn trước để bình quân giá thấp xuống. Cứ như thế khi giá thị trường tăng lên cao hơn giá bình quân của toàn bộ số hàng đã mua là sẽ bán ngay.

- Khuyến khích áp dụng nhiều cách thức thu mua như : lập trạm thu gom mủ nước, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà vườn có diện tích cao su lớn, mua mủ nước đi thuê gia công, mua các chủng loại SVR3L hoặc SVR10 đi thuê gia công sản xuất compound, mua bán trên các sàn kỳ hạn và mua tạm nhập tái xuất hoặc mua xuất trực tiếp từ các thị trường ngoài như Indonesia, Malaysia, Tháiland, Lào, Campuchia . . . đến các thị truờng khác trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh doanh chung.

- Cần có sự linh hoạt hơn trong thủ tục ký kết, thực hiện và thanh toán

đối với các hợp đồng mua ngoài vì đặc điểm chung của các doanh nghiệp tư

nhân và tiểu điền là ít vốn và tâm lý mong muốn quay đồng vốn nhanh để tối đa hóa lợi nhuận nhưđã nói ở trên, vì vậy nếu không giải quyết tốt khâu này thì khó

Một phần của tài liệu tham luận 1 tổng công ty cao su đồng nai những giải pháp kỹ thuật & yếu tố tác động nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)