MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỦA BAN XUẤT NHẬP KHẨU TẬP

Một phần của tài liệu tham luận 1 tổng công ty cao su đồng nai những giải pháp kỹ thuật & yếu tố tác động nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây (Trang 51 - 53)

ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015:

Ngày 18 tháng 7 năm 2011, Tổng Giám Đốc Trần Ngọc Thuận đã ký Quyết định số 432/QĐ-CSVN qui định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Ban Xuất Nhập khẩu. Trong bài tham luận này chúng tôi không có ý định đi vào chi tiết của Quyết định trên mà chúng tôi muốn trình bày những vấn đề cơ bản của Ban trong giai đoạn 2012-2015.

1. Nhiệm vụ tham mưu: Nhiệm vụ đầu tiên của Ban XNK là tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn về quản lý tiêu thụ cao su, kinh doanh xuất nhập mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn về quản lý tiêu thụ cao su, kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu về cung cầu, giá cả và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Tuy nhiên ban chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ khi phát huy được sức mạnh tổng hợp của các công ty thành viên trong Tập đoàn trong việc tiêu thụ

cao su. Muốn như thế Ban phải tham mưu cho Lãnh đạo trên nguyên tắc “ đảm bảo quyền chủ động của cơ sở nhưng vẫn đảm bảo vai trò lãnh đạo, quản lý của công ty mẹ Tập đoàn.” Ban phải nghiên cứu thị trường, ban hành giá sàn hướng dẫn để là hành lang pháp lý cho các công ty thành viên chủ động tiêu thụ được hàng hóa của mình. Hành lang pháp lý này thật sự bảo vệ lợi ích kinh doanh của

Tham luận – Ban Xuất Nhập khẩu 52

tất cả các công ty thành viên. Cao su sản xuất ra phải tiêu thụ được. Hiệu quả

sản xuất kinh doanh là hiệu quả tổng hợp của giá bán, của yếu tố chuyển hàng thành tiền, quay vòng vốn nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu tái sản xuất và tái

đầu tư của các đơn vị thành viên, đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động từ công ty mẹ đến công ty thành viên. Thành công của từng công ty thành viên là thành công chung của Tập đoàn.

2. Nhiệm vụ kinh doanh: Bên cạnh việc tham mưu, Ban XNK còn tham gia kinh doanh. Việc kinh doanh cao su có hai mục đích: Mục đích đầu tham gia kinh doanh. Việc kinh doanh cao su có hai mục đích: Mục đích đầu tiên là có tham gia kinh doanh thì mới nắm bắt được diễn biến của thị trường, có tham gia kinh doanh thì mới thở được hơi thở của thị trường từđó Ban mới có thể có thông tin để tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn.

Mục đích thứ hai của việc kinh doanh là Ban cũng cần tạo ra một nguồn thu nhằm bổ sung vào việc chi trả cho đời sống cán bộ. Tuy nhiên Ban đặt trọng tâm vào hiệu quả của công tác tham mưu hơn là việc kinh doanh 30-40 ngàn tấn cao su hàng năm vì việc tham mưu tốt cho lãnh đạo sẽ tạo hiệu quả tốt cho việc tiêu thụ hơn 300 ngàn tấn cao su của toàn Tập đoàn. Trong công tác kinh doanh, nếu những năm qua chúng ta bán hàng chủ yếu thông qua các đại diện của Tập

đoàn tại một số nước như tại Hoa kỳ, Thượng Hải, Thanh Đảo, Nga, Ucraina thì trong tương lai, ngoài việc duy trì các mối quan hệđã thiết lập được, Ban sẽ xây dựng một sốđối tác chiến lược, khách hàng lớn ở các nước trong đó cố gắng xây dựng quan hệđối tác chiến lược với một vài công ty săm lốp ô tô. Chính những

đối tác chiến lược này khi thị trường khó khăn vẫn sẽ là bạn đồng hành tốt cùng chúng ta vì họ có tiềm lực kinh tế mạnh và vì nhiệm vụ sản xuất của họ vẫn phải tiến hành ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn. Việc có những đối tác chiến lược này cũng sẽ góp phần xây dựng nên thương hiệu cho Tập đoàn cao su Việt nam.

Trong nhiệm vụ kinh doanh, chúng tôi cũng đã nhận được sự chỉđạo của Tổng Giám đốc là cần tăng cường thu mua cao su của khối tư nhân, tiểu điền. Hiện nay sản xuất cao su của cả nước đang ở mức khoảng 720.000 – 750.000 tấn/năm. Như vậy số lượng cao su ngoài Tập đoàn khoảng 420.000 đến 450.000 tấn/năm Những biện pháp phòng chống rủi ro khi có biến động mạnh về giá trong công tác kinh doanh này sẽ phải được nghiên cứu sâu và triển khai thực hiện.

3. Tham mưu xây dựng qui định: Ngoài công tác tham mưu và công tác kinh doanh đã nêu trên, Ban có một nhiệm vụ khác là nghiên cứu tham mưu tác kinh doanh đã nêu trên, Ban có một nhiệm vụ khác là nghiên cứu tham mưu xây dựng một số hành lang pháp lý cho sự vận hành chung của các công ty thành viên sản xuất cao su. Thí dụ như những qui chế, qui định về giải quyết khiếu nại với khách hàng; qui chế, qui định giải quyết những tranh chấp hợp

đồng, đặc biệt việc “xù hợp đồng” khi thị trường tụt giảm đột xuất ; qui chế, qui

định về việc thanh lý, tiêu thụ những lô hàng cao su xuống cấp, tồn kho lâu không đảm bảo chất lượng v.v. Cao hơn việc đề ra những hành lang pháp lý cho các công ty thành viên của Tập đoàn, Ban xuất nhập khẩu còn có thể tham mưu cho lãnh đạo Tập đoàn trong việc tham mưu và kiến nghị các Bộ có liên quan như Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công Thương, v.v để có thể có những biện

Tham luận – Ban Xuất Nhập khẩu 53

pháp bảo vệ thương hiệu cao su Việt Nam nói chung, ngăn chận cao su xấu của khối tư nhân và hàng tạm nhập tái xuất mà có thể ảnh hưởng đến thương hiệu cao su Việt nam. Ngoài ra, Ban còn có thể cập nhật các nhu cầu khách hàng, tình hình tiêu chuẩn chất lượng của các nước trồng cao su khác để có thể cung cấp thông tin cho ngành cũng như Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng, Bộ

Khoa học và Công nghệ để hiệu đính, nâng cấp các bộ tiêu chuẩn cao su thiên nhiên của Việt nam. Chỉ số KOH của mủ kem là một ví dụ. Ban còn có thể tham mưu trong việc xây dựng các Hiệp định, các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt nam trong việc hội nhập, mở cửa thị trường cao su thiên nhiên (thí dụ Hiệp định xuyên Thái Bình dương (**).

4. Quan hệ đối ngoại: Để làm tốt được công tác tham mưu, Ban XNK cần có thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác về tình hình thị trường, giá cả. cần có thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác về tình hình thị trường, giá cả.

Để đạt được việc này, Ban cần tăng cường, củng cố mối quan hệ kinh tế đối ngoại thu thập thông tin từ các tổ chức, sàn giao dịch quốc tế như SICOM, TOCOM, Thượng Hải. Thiết lập và khai thác tốt mối quan hệ với ANRPC, ARBC, ITRC và sàn giao dịch cao su vật chất chung mà ba nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia sắp thành lập.

5. Sàn giao dịch cao su: Sàn giao dịch cao su là một nhiệm vụ quan trọng mà ban XNK cần tiếp tục nghiên cứu để tham mưu đề xuất với Lãnh đạo. trọng mà ban XNK cần tiếp tục nghiên cứu để tham mưu đề xuất với Lãnh đạo. Việc xây dựng một sàn giao dịch cao su là một việc làm hữu ích nhưng cần có lộ

trình thực hiện. Hiện nay, khung pháp lý của Việt nam chưa hoàn thiện và đảm bảo cho một sàn giao dịch hàng hóa hoạt động hiệu quả (ví dụ là các sàn giao dịch đã thành lập như sàn giao dịch Việt nam - tiền thân là Triệu Phong ; sàn giao dịch Sacombank v.v đều chưa có hiệu quả); số lượng cao su của Tập đoàn chưa nhiều; chất lượng chưa ổn định, đồng nhất và chưa được sự phê chuẩn của các nhà tiêu thụ cao su lớn, các công ty săm lốp thì việc ra đời sớm một sàn giao dịch sẽ dẫn đến thất bại. Tuy nhiên việc nghiên cứu và tiến hành các chuẩn bị

cần thiết nên thực hiện để đến một thời điểm phù hợp – thí dụ giai đoạn 2015- 2020 – một sàn giao dịch cao su có thể ra đời mang lại hiệu quả cao hơn cho toàn ngành cao su Việt Nam.

Một phần của tài liệu tham luận 1 tổng công ty cao su đồng nai những giải pháp kỹ thuật & yếu tố tác động nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây (Trang 51 - 53)