Do kế hoạch kiểm toán gồm nhiều nội dung và yêu cầu đối với kế hoạch kiểm toán là rất cao nên kế hoạch kiểm toán cần được soát xét một cách đầy đủ, thận trọng trước khi tiến hành kiểm toán để đảm bảo kế hoạch kiểm toán có thể được thực hiện khả thi và hiệu quả.
Kế hoạch kiểm toán phải được soát xét đầy đủ và được thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng phê duyệt trước khi thực hiện kiểm toán.
Tuỳ theo đặc điểm về của từng cuộc kiểm toán cụ thể về mặt rủi ro, tính chất phức tạp, thời gian kiểm toán…, kế hoạch kiểm toán được soát xét bởi các cấp bậc
khác nhau song về cơ bản kế hoạch kiểm toán phải được chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc phụ trách trực tiếp khách hàng soát xét. Ngoài ra, có thể cần có sự soát xét của các chuyên gia, của thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng thực hiện soát xét đối với các cuộc kiểm toán phức tạp, có rủi ro cao.
Thủ tục soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính là việc đánh giá sự đầy đủ và phù hợp của các nội dung cơ bản sau trong kế hoạch kiểm toán:
• Đảm bảo kế hoạch kiểm toán được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các
quy định pháp lý có liên quan, các hướng dẫn thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán;
• Sự đầy đủ của các quy định pháp lý có ảnh hưởng trọng yếu đến mục tiêu
kiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể;
• Sự phù hợp của các thủ tục phân tích báo cáo tài chính trước khi thực hiện
kiểm toán;
• Mục tiêu và phạm vi của cuộc kiểm toán.;
• Các nguồn lực hỗ trợ thực hiện cuộc kiểm toán như các phương tiện thông tin
đại chúng, các phát hiện của kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra, kiểm tra của các tổ chức quản lý khác đối với khách thể kiểm toán;
• Các vấn đề trọng yếu cần tập trung xử lý được phát hiện trong quá trình lập kế
hoạch kiểm toán;
• Đảm bảo tất cả các nhân viên kiểm toán đều hiểu rõ kế hoạch kiểm toán, hiểu
rõ phần hành công việc được phân công và đảm bảo không có bất đồng về lợi ích nào khiến cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được phân công một cách không khách quan, chính xác;
• Hướng xử lý các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước;
• Tìm hiểu về hệ thống kế toán, tài chính và các phòng ban chức năng liên quan
khác của khách thể kiểm toán;
• Xác định các nhân tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể
kiểm toán;
• Sử dụng các thủ tục phân tích phù hợp;
• Từ các dữ liệu thu thập được, dự báo, đánh giá các xu hướng vận động của thông tin;
• Xác định phương pháp chọn mẫu và tổng thể;
• Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;
• Xác định mức độ trọng yếu trong quá trình lập kế hoạch và mức độ sai sót có
thể chấp nhận được;
• Xác định mức độ tin cậy kiểm toán;
• Vấn đề lựa chọn các nhà tư vấn/ chuyên gia phù hợp;
• Lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch thời gian nhân sự thực hiện kiểm toán;
• Xử lý các vấn đề nảy sinh trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán;
• Kế hoạch kiểm toán đã được soát xét bởi cấp quản lý phù hợp (nếu có);
• Các thủ tục khác được đề cập đến trong kế hoạch kiểm toán;
Người thực hiện soát xét phải ký và ghi rõ ngày tháng trên kế hoạch kiểm toán đã thực hiện soát xét. Kết quả soát xét bởi mỗi cấp bậc soát xét được thể hiện trên bảng tổng hợp kết quả soát xét và phải được các cấp bậc nhân viên xử lý đầy đủ trước khi trình cấp bậc cao hơn soát xét.
1.2.2 Soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Các thủ tục soát xét trong trong giai đoạn thực hiện kiểm toán được thực hiện thường xuyên trong quá trình kiểm toán, có thể là cuối mỗi ngày làm việc hoặc cách một hai ngày soát xét một lần, thực hiện soát xét ngay tại khách hàng chứ không chỉ khi đã kết thúc làm việc tại khách hàng. Người thực hiện soát xét chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là kiểm toán viên chính- trưởng nhóm kiểm toán. Trong một số trường hợp cần thiết, chủ nhiệm kiểm toán có thể cùng nhóm kiểm toán làm việc trực tiếp tại khách hàng và thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên.
Tất cả các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên phải được ít nhất một người ở cấp bậc cao hơn soát xét và ký trên giấy tờ làm việc đã được soát xét đó. Người thực hiện soát xét cũng phải lập bảng tổng hợp kết quả soát xét của mình và theo dõi việc xử lý kết quả soát xét của các nhân viên có giấy tờ làm việc được soát xét.
Việc soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
Công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các
hướng dẫn về thực hành kiểm toán và các quy định của công ty;
Sự hiểu biết và vận dụng các thuật và thủ tục kiểm toán của các kiểm toán
viên bao gồm: quan sát, điều tra, phỏng vấn, thu thập bằng chứng kiểm toán;
Công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được lập và phê
duyệt;
Có giải thích đầy đủ về việc không thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các
phần hành quan trọng được nêu trong kế hoạch kiểm toán;
Có sự phê duyệt đầy đủ đối với việc công việc kiểm toán thực hiện khác với
kế hoạch đã lập;
Các nhân viên tham gia kiểm toán phù hợp với yêu cầu đề ra trong kế hoạch
về mặt cấp bậc nhân viên, thời gian tham gia và chi phí cho việc thực hiện kiểm toán. Trường hợp có sự thay đổi thì có sự giải thích đầy đủ cho việc sử dụng nhân viên không đúng kế hoạch xây dựng;
Các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán được sử dụng phù hợp nhằm đạt được mục
tiêu kiểm toán và đưa ra các bằng chứng thuyết phục;
Các kỹ thuật máy tính, tin học được sử dụng phù hợp, làm tăng hiệu quả cuộc
kiểm toán;
Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện đầy đủ, phù hợp;
Các thủ tục phân tích phù hợp được sử dụng, các dữ liệu sử dụng phân tích
đều được được xem xét đầy đủ về tính thực tế, tính độc lập và chất lượng;
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng phù hợp với các hướng dẫn thực hành
kiểm toán;
Tất cả các thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh đều liên quan đến mục tiêu
kiểm toán. Việc mở rộng các thủ tục kiểm toán đều có lý do phù hợp và đều phải có kết luận đầy đủ cho các công việc đã thực hiện;
Thủ tục kiểm toán được thiết lập và thực hiện đều mang đến các bằng chứng
Có sự điều tra đầy đủ đối với các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán;
Các giấy tờ làm việc liên quan đến: đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ
tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết.. được lập và lưu giữ đầy đủ, được tham chiếu và soát xét theo đúng quy định;
Công việc của các chuyên gia đều được giám sát đầy đủ;
Các bản soát xét (nếu có) đều được thực hiện đầy đủ;
Đánh giá sự phù hợp của các thủ tục khác được sử dụng trong quy trình thực
hiện kiểm toán.
1.2.3 Soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán chủ yếu được thực hiện bởi kiểm toán viên chính. Vì vậy, toàn bộ công việc trong giai đoạn này được soát xét chi tiết bởi chủ nhiệm kiểm toán. Đối với các cuộc kiểm toán phức tạp, rủi ro cao thì có thể chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp là trưởng nhóm kiểm toán và trực tiếp thực hiện một số công việc trong giai đoạn này. Khi đó, thành viên ban giám đốc sẽ là người soát xét công việc của trưởng nhóm. Thông thường, việc soát xét được thực hiện tại văn phòng công ty kiểm toán, khi nhóm kiểm toán đã kết thúc thời gian làm việc tại khách hàng. Cũng có thể chủ nhiệm kiểm toán/ thành viên ban giám đốc soát xét ngay tại khách hàng trong ngày làm việc cuối nếu cần thiết. Sau khi chủ nhiệm kiểm toán đã thực hiện soát xét đầy đủ theo đúng trách nhiệm của mình, thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng và thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng (nếu có) sẽ tiếp tục thực hiện soát xét theo trách nhiệm của mình.
Nội dung soát xét trong giai đoạn này là xem xét các vấn đề cơ bản sau:
• Báo cáo được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các chính sách, hướng
dẫn thực hiện công việc của công ty và các tổ chức nghề nghiệp liên quan;
• Hình thức và nội dung của báo cáo phù hợp với các thủ tục đã được thiết lập
(tiêu đề, chữ ký, ngày tháng, mục tiêu và phạm vi, cơ sở pháp lý);
• Các thuật ngữ trong báo cáo là dễ hiểu đối với người sử dụng. Các thuật ngữ
• Tất cả phát hiện trong quá trình kiểm toán đều được đánh giá trên cơ sở trọng yếu, bất thường và là sai sót;
• Tất cả các sai sót, các nghiệp vụ bất thường đều được phát hiện, trình bày trên giấy tờ và có hướng xử lý hoặc được ghi chép lại để xin ý kiến xử lý của cấp quản lý cao hơn;
• Báo cáo kiểm toán phải bao quát được tất cả các nội dung phản ánh mục tiêu
của cuộc kiểm toán, trường hợp không phản ánh đầy đủ tất cả các nội dung đó phải có sự giải thích đầy đủ, rõ ràng về sự không đầy đủ đó;
• Các kết luận trên báo cáo kiểm toán được minh chứng bởi các bằng chứng
kiểm toán đầy đủ và thích hợp;
• Chỉ trình bày các vấn đề trọng yếu trên báo cáo kiểm toán;
• Báo cáo được hoàn thành đúng thời gian, do các kiểm toán viên có trình độ
chuyên môn phù hợp thực hiện;
• Thư quản lý được chuyển đến khách hàng đúng thời gian;
• Các sự kiện sau ngày khoá sổ được xem xét và trình bày thích hợp trên báo
cáo kiểm toán;
• Các gian lận được thông báo đến các cấp có thẩm quyền phù hợp;
• Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật đầy đủ kết quả kiểm toán của năm đang
xem xét;
• Các thủ tục kiểm toán khác được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
và lập báo cáo cũng được xem xét đầy đủ.
Sau khi dự thảo báo cáo tài chính đã được nội bộ công ty kiểm toán thực hiện soát xét đầy đủ theo đúng quy trình, dự thảo báo cáo được chuyển cho khách hàng xem xét và đưa ra ý kiến về báo cáo. Trường hợp khách hàng có những ý kiến không thoả mãn với dự thảo báo cáo kiểm toán thì các bất đồng cần được xử lý kịp thời bởi các cấp soát xét có thẩm quyền để báo cáo có thể được phát hành. Kết quả cuối cùng về việc xử lý các vấn đề phát sinh trên đều phải được trình bày đầy đủ trên giấy tờ làm việc và báo cáo trước khi phát hành phải được phê duyệt đồng ý phát hành bởi người chịu trách nhiệm cao nhất đối với cuộc kiểm toán (thành viên ban giám đốc).
Cũng giống như việc soát xét ở các giai đoạn trên, người thực hiện soát xét trong giai đoạn này cũng phải ký và ghi rõ ngày tháng soát xét trên các tài liệu thực
hiện soát xét, lập bảng tổng hợp kết quả soát xét, theo dõi việc xử lý kết quả soát xét và các tài liệu soát xét đều được lưu hồ sơ kiểm toán đầy đủ.
Khi báo cáo đã được phát hành thì có thể coi như quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đã kết thúc. Tuy nhiên, để các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính mang lại hiệu quả cao, chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán sau được nâng lên so với các cuộc kiểm toán trước thì công ty kiểm toán vẫn cần thực hiện một số thủ tục soát xét sau cuộc kiểm toán. Việc soát xét sau cuộc kiểm toán có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
• Soát xét nội bộ: Việc soát xét được thực hiện bởi các chuyên gia, bộ phận độc
lập hoàn toàn với cuộc kiểm toán. Các cá nhân, bộ phận này sẽ xem xét đánh giá hình thức, nội dung, chất lượng của cuộc kiểm toán đã được thực hiện, đưa ra các vấn đề cần rút kinh nghiệm, cần hoàn thiện để các cuộc kiểm toán sau được hiệu quả hơn;
• Soát xét từ bên ngoài: Một cuộc kiểm toán cụ thể có thể được soát xét bởi các tổ chức, chuyên gia từ bên ngoài như các công ty kiểm toán liên kết, hội nghề nghiệp;
• Các phản hồi từ phía khách hàng: soát xét các đánh giá, góp ý của khách hàng
về cuộc kiểm toán nói chung và báo cáo kiểm toán nói riêng, về các dịch vụ gia tăng đối với khách hàng là cơ sở để các công ty kiểm toán đánh giá được kết quả công việc của mình.
• Soát xét bởi nhóm thực hiện kiểm toán: Kết thúc cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán
cùng thực hiện thảo luận, tự đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của các tồn tại trong cuộc kiểm toán nhằm rút ra các bài học cho tương lai.
Trong các loại soát xét sau kiểm toán trên thì việc soát xét nội bộ hàng năm được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán là quan trọng nhất. Khi thực hiện soát xét nội bộ hàng năm, một số nội dung cơ bản sau được chú trọng:
Thứ nhất: Lựa chọn các hồ sơ kiểm toán từ danh sách khách hàng của công ty để thực hiện soát xét trên cơ sở một số tiêu chuẩn như:
• Độ lớn của hồ sơ (dựa trên cơ sở thời gian thực hiện, phí kiểm toán);
• Lĩnh vực hoạt động của khách hàng (sản xuất, thương mại, dịch vụ, ngân hàng
tài chính); loại hình hoạt động của khách hàng (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
• Bộ phận thực hiện;
• Khách hàng mới; khách hàng mất.
Thứ hai: Lựa chọn nhân sự tham gia soát xét: Việc soát xét phải được thực hiện bởi nhóm soát xét phù hợp. Trưởng nhóm thực hiện soát xét phải ít nhất ở cấp bậc chủ nhiệm kiểm toán và phải là người có kinh nghiệm kiểm toán đã được khẳng định. Các thành viên khác gồm các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc đảm nhiệm. Số lượng thành viên tuỳ thuộc vào số lượng hồ sơ được lựa chọn để thực hiện soát xét, loại hồ sơ, tính độc lập của các thành viên dự kiến sẽ lựa chọn đối với hồ sơ được kiểm tra.
Thứ ba: Lập kế hoạch soát xét bao gồm kế hoạch về thời gian, nhân sự thực hiện soát xét đối với từng hồ sơ cụ thể, xây dựng chương trình thực hiện thủ tục soát xét. Nhìn chung, việc soát xét sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng bản câu hỏi đánh giá về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đã được xây dựng chung của công ty và có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng hồ sơ soát xét.
Thứ tư: Thực hiện soát xét các hồ sơ cụ thể trên cơ sở kế hoạch và chương trình đã được xây dựng trong giai đoạn lập kế hoạch soát xét. Việc soát xét cần tập trung vào soát xét sự phù hợp của báo cáo của kiểm toán viên, các bằng chứng kiểm toán. Trong quá trình soát xét, các vấn đề phát sinh cần được trao đổi ngay với người