III. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo
a) Thiết kế các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
3.3.5 Xây dựng thủ tục soát xét soát xét chất lượng hàng năm đối với kiểm toán báo cáo tài chính
toán báo cáo tài chính
Thủ tục soát xét chất lượng hàng năm không phải là thủ tục bắt buộc phải được thực hiện trong một quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cụ thể song lại các thủ tục soát xét này cũng rất cần thiết đối với kiểm toán báo cáo tài chính và Công ty cần xây dựng và thực hiện các thủ tục này. Mục tiêu chung của các thủ tục này là để đánh giá chung về công tác kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đã được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng, các quy định pháp lý, các chính sách và thủ tục của Công ty, đánh giá các phần cần đào tạo, hỗ trợ thêm, đánh giá nhân viên, lựa chọn các cá nhân có năng lực có thể đảm nhiệm công việc soát xét đối với kiểm toán báo cáo tài chính sau này.
Khi xây dựng thủ tục soát xét chất lượng hàng năm, Công ty cần chú trọng các nội dung sau:
Hướng dẫn cách thức lựa chọn các hồ sơ từ danh sách khách hàng của Công ty để thực hiện việc soát xét. Việc lựa chọn có thể dựa vào một số căn cứ sau: Độ lớn
của hồ sơ trên phương diện quĩ thời gian và phí kiểm toán; phòng thực hiện (ít nhất mỗi phòng phải có một hồ sơ được kiểm tra một năm);lĩnh vực hoạt động của khách hàng; hồ sơ thực hiện cùng với một công ty khác; khách hàng mới; doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp định giá trên thị trường chứng khoán; khách hàng bị mất (vì một lý do khác ngoài lý do khách hàng không thường xuyên).
Hướng dẫn lựa chọn nhóm thực hiện soát xét: Nhóm soát xét phụ thuộc vào số hồ sơ được chọn; loại hồ sơ được chọn; kế hoạch của các trưởng phòng hay kiểm toán viên; tính độc lập của những người này đối với hồ sơ được kiểm tra. (một trưởng phòng hay kiểm toán viên không thể là người kiểm tra hồ sơ mà họ chịu trách nhiệm hay đã tham gia thực hiện); năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của người được lựa chọn.
Hướng dẫn lập báo cáo soát xét: Báo cáo soát xét phải nêu rõ các kết luận và kế hoạch hành động để sửa chữa những điểm yếu đã phát hiện trong quá trình kiểm tra; báo cáo này sẽ được trình cho giám đốc. Các kết luận và khuyến nghị này sau đó sẽ được chuyển đến cho những người có liên quan (trưởng phòng, kiểm toán viên phụ trách) để các kết luận và khuyến nghị có thể được tính đến một cách thực sự.
Xây dựng bảng câu hỏi (checklist) phục vụ cho việc soát xét. Bảng câu hỏi cần phải chi tiết và bao hàm đầy đủ các thông tin cơ bản về khách hàng, kiểm toán viên thực hiện, các nội dung soát xét chi tiết trong từng giai đoạn của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
Việc thực hiện các thủ tục soát xét này là hết sức cần thiết song IFC chưa xây dựng và thực hiện các thủ tục này. Vì vậy, Công ty nên sớm hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện việc soát xét hàng năm ngay trong thời gian tới.