QUYẾT ĐỊNH CỦA CỐ VẤN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC (Trang 53 - 59)

III. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo

QUYẾT ĐỊNH CỦA CỐ VẤN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tiếp tục dịch vụ kiểm toán

(Chữ ký của TV. BGĐ phụ trách khách hàng)

Không tiếp tục dịch vụ kiểm toán

(Chữ ký của TV. BGĐ phụ trách khách hàng)

Các quyết định khác

(Chữ ký của TV. BGĐ phụ trách khách hàng)

Ghi chú: Nếu rủi ro được đánh giá là hơn/vượt mức bình thường và nếu có quyết định tiếp tục triển khai dịch vụ, chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục D200

Sự chấp thuận của TV. BGĐ thứ hai : Ngày :

Chữ ký của TV. BGĐ phụ trách chung

(chỉ để chỉ ra rằng Hợp đồng kiểm toán đã được ký)

: Ngày :

Sau khi đã ký hợp đồng kiểm toán, một nhóm kiểm toán phù hợp được lựa chọn để thực hiện cuộc kiểm toán với cơ cấu như đã trình bày trên.

Đối với các cuộc kiểm toán quy mô vừa và nhỏ, không có rủi ro cao (rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức độ bình thường), không có tính chất phức tạp,

kiểm toán viên chính là người trực tiếp lập kế hoạch kiểm toán với sự trợ giúp của các kiểm toán viên khác. Kế hoạch kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các nội dung như đã trình bày trên. Kế hoạch kiểm toán được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán (thường là trưởng/phó phòng kiểm toán tại Công ty). Nội dung soát xét kế hoạch kiểm toán của chủ nhiệm kiểm toán đối với kế hoạch kiểm toán là đánh giá:

• Thành viên Ban giám đốc đã phê duyệt chấp nhận thực hiện dịch vụ kiểm

• Các công việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh, phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, tìm hiểu chu trình kế toán của khách hàng đã được thực hiện đầy đủ;

• Sự phù hợp của mức độ trọng yếu trong quá trình lập kế hoạch và sai sót có

thể chấp nhận được;

• Đánh giá rủi ro kiểm toán là hợp lý;

• Chương trình kiểm toán cho từng phần hành cụ thể là phù hợp với khách hàng,

phân công công việc cho các nhân viên hợp lý.

Mặc dù Công ty đã có hướng dẫn chung về việc xác định mức độ trọng yếu trong quá trình lập kế hoạch và sai sót có thể chấp nhận được, có hướng dẫn về việc đánh giá rủi ro kiểm toán nhưng về cơ bản, việc xác định các nội dung trên chủ yếu vẫn dựa vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Vì vậy, khi thực hiện soát xét kế hoạch kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán cần chú trọng đánh giá sự phù hợp của các nội dung trên.

Kế hoạch kiểm toán đã được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán đều phải được chủ nhiệm kiểm toán ký đầy đủ trên các giấy tờ liên quan, là căn cứ chứng minh chương trình đã được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm về chương trình kiểm toán đó.

Chương trình kiểm toán sau khi được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán được trình Ban giám đốc soát xét phê duyệt. Công việc này được thực hiện bởi thành viên Ban giám đốc phụ trách trực tiếp khách hàng. Nội dung soát xét chủ yếu của thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng là xem xét kế hoạch kiểm toán có được chủ nhiệm kiểm toán soát xét đầy đủ theo đúng quy định của Công ty; kế hoạch lập phù hợp về thời gian và nhân sự chung của Công ty; không có rủi ro (rủi ro ở mức độ chấp nhận được) trong việc thực hiện kiểm toán.

Các kế hoạch kiểm toán phải được thành viên Ban giám đốc phụ trách trực tiếp phê duyệt trước khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

Đối với các cuộc kiểm toán quy mô lớn, rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức độ trên trung bình, tính chất phức tạp, địa bàn rộng, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (Ví dụ: các tổng công ty, các dự án lớn phức tạp) thì chương trình kiểm toán phức tạp hơn và do vậy chủ nhiệm kiểm toán thường là người trực tiếp lập chương trình kiểm toán với sự trợ giúp của các kiểm toán viên khác.

Chương trình kiểm toán đó được chuyển đến cho thành viên Ban giám đốc soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro để thực hiện soát xét. Nội dung soát xét tương tự như nội dung soát xét thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán trong trường hợp trên và cũng đặc biệt tập trung đánh giá sự phù hợp của việc xác định rủi ro kiểm toán, mức độ trọng yếu, chương trình kiểm toán phù hợp để giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được. Ngoài ra, trường hợp có các lĩnh vực chuyên biệt, đặc thù phức tạp, rủi ro cao thì kế hoạch thực hiện các phần hành đó phải được các chuyên gia phù hợp soát xét. Sau khi kế hoạch đã được thống nhất bởi thành viên ban giám đốc soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro, các chuyên gia (nếu có) soát xét, kế hoạch được chuyển đến thành viên Ban giám đốc phụ trách trực tiếp khách hàng soát xét và phê duyệt.

Trình tự chuyển kế hoạch đến các bộ phận liên quan để soát xét về cơ bản là theo quy định như trên. Đồng thời, giữa các thành viên tham gia soát xét cũng hết sức linh hoạt trong việc thực hiện thủ tục soát xét để kế hoạch lập được phù hợp và đúng tiến độ (Ví dụ: trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện soát xét, thành viên ở cấp bậc thấp hơn có thể trao đổi về kế hoạch kiểm toán với các thành viên ở cấp bậc cao hơn, nhờ đó kế hoạch kiểm toán khi lập nên trước khi thực hiện soát xét chính thức là phù hợp, ít sửa đổi).

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Việc soát xét được thực hiện thường

xuyên khi đang thực hiện kiểm toán tại khách hàng (on going review). Tất cả các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên đều phải được soát xét. Người thực hiện soát xét cũng hết sức linh hoạt theo nguyên tắc kiểm toán viên cấp bậc cao hơn thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên cấp bậc thấp hơn. Trưởng nhóm kiểm toán -là kiểm toán viên chính trong trường hợp các cuộc kiểm toán ít phức tạp, quy mô vừa và nhỏ, rủi ro trung bình và là chủ nhiệm kiểm toán trong trường hợp là các cuộc kiểm toán phức tạp, quy mô rộng, rủi ro trên mức trung bình- chịu trách nhiệm phân công công việc soát xét một cách phù hợp tuỳ theo năng lực của từng nhân viên trong nhóm kiểm toán, phần hành công việc khác đã được phân công và là người chịu trách nhiệm soát xét cuối cùng với toàn bộ các giấy tờ làm việc của cả nhóm. Do việc soát xét được thực hiện thường xuyên trong tiến trình thực hiện kiểm toán nên mọi vấn đề nảy sinh đều được giải

quyết kịp thời, đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra và kế hoạch được sửa đổi nếu cần thiết một cách hiệu quả. Nội dung soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên gồm:

• Các công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chương trình kiểm toán đã

được thiết kế, có giải thích rõ ràng cho các thủ tục không áp dụng và các thủ tục kiểm toán bổ sung, đúng chính sách của Công ty;

• Kỹ thuật kiểm toán, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thực hiện thủ tục

phân tích chi tiết phù hợp;

• Giấy tờ làm việc được tham chiếu đầy đủ, trình bày rõ ràng các nội dung công

việc đã thực hiện, giữa các giấy tờ làm việc tổng hợp và chi tiết nhất quán, phù hợp với số liệu kế toán và các phát hiện, đề nghị điều chỉnh của kiểm toán viên, có đầy đủ kết luận trên các giấy tờ làm việc.

Người thực hiện soát xét giấy tờ làm việc phải ký trên các tài liệu đã soát xét. Tất cả các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên đều phải được ít nhất một người soát xét (ký vào mục người soát xét 1). Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp và mức độ rủi ro của khoản mục được kiểm toán, tuỳ theo trình độ của người thực hiện soát xét, các giấy tờ làm việc có thể được soát xét bởi người thứ hai. Ví dụ, kiểm toán viên chính phân công cho một kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán soát xét giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán thì kiểm toán viên chính có thể thực hiện soát xét lần hai đối với giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán viên. Công việc này không bắt buộc thực hiện mà tuỳ thuộc vào xét đoán của người chịu trách nhiệm soát xét ở cấp bậc cao hơn. Kết quả soát xét phải được tổng hợp trên bảng tổng hợp kết quả soát xét (review note). Căn cứ vào bảng tổng hợp này, các cá nhân có liên quan (người trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán và lập các giấy tờ làm việc) hoàn thiện các vấn đề phát sinh do người soát xét đưa ra. Khi tất cả các đề nghị của người soát xét được thực hiện đầy đủ, được giải trình cụ thể thì không cần thiết phải lưu lại bảng tổng hợp kết quả soát xét trên trong hồ sơ kiểm toán. Công ty không có quy định bắt buộc về mẫu bảng tổng hợp kết quả soát xét, tuy nhiên mẫu sau thường được sử dụng ở Công ty:

Bảng số 2.3 Mẫu bảng tổng hợp kết quả soát xét

Kỳ:

Nội dung:Tổng hợp kết quả soát xét

Tài khoản Vấn đề phát sinh Hướng xử lý Người

thực hiện Thời gian hoàn thành ….. Ghi chú các vấn đề chung: Kết luận:

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo , thông thường, trưởng

nhóm kiểm toán: là kiểm toán viên chính trong trường hợp các cuộc kiểm toán ít phức tạp, quy mô vừa và nhỏ, rủi ro trung bình và là chủ nhiệm kiểm toán trong trường hợp là các cuộc kiểm toán phức tạp, quy mô rộng, rủi ro trên mức trung bình trực tiếp thực hiện các phần việc chính với sự trợ giúp của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán. Vì vậy các công việc này phải được soát xét bởi cấp cao hơn. Công việc thực hiện bởi kiểm toán viên chính được chủ nhiệm kiểm toán soát xét trước khi trình thành viên Ban giám đốc phụ trách trực tiếp soát xét. Công việc thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán được thành viên Ban giám đốc soát xét chất lượng và quản lý rủi ro soát xét trước khi chuyển lên để thành viên Ban giám đốc phụ trách trực tiếp soát xét.

Nhìn chung, việc thực hiện soát xét trong giai đoạn này được tiến hành khi đã kết thúc công việc kiểm toán tại khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, một số nội dung soát xét có thể được thực hiện ngay tại khách hàng. Chủ nhiệm kiểm toán/ thành viên ban giám đốc sẽ xuống trực tiếp làm việc tại khách hàng (thông thường là ngày làm việc cuối) và thực hiện soát xét các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán do kiểm toán viên chính thực hiện.

Nội dung soát xét trong giai đoạn này là soát xét toàn bộ nội dung cơ bản của giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo gồm:

• Soát xét việc đánh giá tính liên tục hoạt động của khách hàng và cơ sở

• Soát xét nội dung đánh giá các sự kiện sau ngày khoá sổ, ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và việc trình bày các sự kiện trên báo cáo tài chính;

• Soát xét các bảng tổng hợp kết quả kiểm toán, phân tích báo cáo tài

chính, bảng tổng hợp ảnh hưởng của các bút toán không điều chỉnh, đưa ra ý kiến đánh giá và hướng xử lý về các vấn đề được trưởng nhóm kiểm toán ghi chú để hỏi ý kiến cấp cao hơn;

• Soát xét sự phù hợp giữa kết quả kiểm toán với các yêu cầu đặt ra trong

kế hoạch kiểm toán; các vấn đề phát sinh được giải quyết, xử lý một cách phù hợp; nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán có kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp ;

• Đánh giá báo cáo tài chính có được lập theo đúng chuẩn mực kế toán

được áp dụng, ý kiến kiểm toán đưa ra là phù hợp, thời gian phát hành báo cáo, thư quản lý đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và quy định của Công ty.

Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, chủ nhiệm kiểm toán/ thành viên ban giám đốc soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro sẽ thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của các phần hành được coi là trọng yếu, phức tạp, có độ rủi ro cao.

Kết quả soát xét cũng được thể hiện bởi chữ ký của người thực hiện soát xét trên các tài liệu liên quan trên và thể hiện trên bảng tổng hợp kết quả soát xét để các kiểm toán viên liên quan xử lý.

Thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng thông thường chỉ thực hiện soát xét tổng hợp với công việc chủ yếu gồm:

• Soát xét hồ sơ kiểm toán xem các phần hành công việc cụ thể đã được

các cấp bậc liên quan soát xét đầy đủ chưa;

• Soát xét báo cáo kiểm toán;

• Soát xét các phần hành quan trọng (nếu xét thấy cần thiết).

Kết quả soát xét được thể hiện trên tổng hợp kết quả soát xét, chữ ký của người thực hiện soát xét trên các mẫu soát xét tổng hợp theo quy định của Công ty và các tài liệu được trực tiếp soát xét .

Báo cáo kiểm toán chỉ được phát hành chính thức khi đã được thành viên Ban giám đốc soát xét chất lượng và quản lý rủi ro và thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng đã soát xét đầy đủ và phê duyệt việc phát hành báo cáo. Kết quả soát xét trước khi phát hành báo cáo của các thành viên liên quan được thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC (Trang 53 - 59)