tài chính tại một số công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Thủ tục soát xét là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong kiểm toán báo cáo tài chính. Vì vậy, các công ty kiểm toán đều có các hướng dẫn và thực hiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm về kinh nghiệm, quy mô, đối tượng khách hàng chính… các công ty có các quy định và thực hiện các thủ tục này có khác nhau. Trên cơ sở các kinh nghiệm có được khi làm việc tại công ty kiểm toán khác, các tài liệu thu thập được liên quan đến việc thực hiện soát xét từ các công ty cũng như các kiến thức có được từ việc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các kiểm toán viên của một số công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động tại Việt Nam, Tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện các thủ tục soát xét tại một số công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Trước hết, qua tìm hiểu tại một Hãng kiểm toán lớn có danh tiếng được khẳng định trên toàn thế giới hoạt động tại Việt Nam, cụ thể là tại Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt nam (PwC) có thể thấy rằng các quy định về việc thực hiện soát xét trong quy trình kiểm toán được xây dựng đầy đủ, phù hợp và được phổ biến đào tạo cho các cấp bậc nhân viên trong công ty. Việc thực hiện các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán được thực hiện rất khoa học, nghiêm túc và hiệu quả trong cả ba giai đoạn của quy trình. Pricewaterhouse Coopers là một trong bốn Hãng kiểm toán toàn cầu hàng đầu trên thế giới với số lượng nhân viên khoảng 130.000 người làm việc tại 148 quốc gia. Công ty thực hiện nhiều nhóm dịch vụ khác nhau trong đó kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ chủ chốt tạo nên danh tiếng của Hãng. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt nam (PwC) được thành lập ngày 14/05/1994. Đến nay, Công ty có khoảng trên 250 nhân viên làm việc tại hai văn phòng của Công ty là văn phòng Hà Nội và văn phòng thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt nghiệp vụ, các nhân viên trong Công ty được chia thành các cấp bậc từ cao xuống thấp gồm : Chủ phần hùn (partner), giám đốc bộ phận (director), chủ nhiệm kiểm toán cao cấp (senior manager), chủ nhiệm kiểm toán (manager), kiểm toán viên cao cấp (super senior), kiểm toán viên (senior) và trợ lý kiểm toán viên (assistant). Các khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn, các ngân hàng.
Là Hãng kiểm toán lớn có danh tiếng trên thế giới với bề dày kinh nghiệm, PwC đã xây dựng được phương pháp tiếp cận kiểm toán của riêng Hãng trong đó việc soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được quy định, hướng dẫn và thực hiện hiệu quả.
Trong một nhóm kiểm toán báo cáo tài chính thường gồm: trưởng nhóm (team leader), chủ nhiệm nhóm (team manager), các thành viên (team member). Tuỳ theo mức độ rủi ro và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán mà từng trưởng nhóm, chủ nhiệm nhóm, các thành viên trong nhóm có thể là các giám đốc bộ phận, chủ nhiệm kiểm toán cao cấp, kiểm toán viên. Một chủ nhiệm kiểm toán có thể là trưởng nhóm ở cuộc kiểm toán này nhưng lại là thành viên trong nhóm kiểm toán khác. Căn cứ vào cơ cấu của mỗi nhóm kiểm toán, việc soát xét được phân công cụ thể theo nguyên tắc nhân viên ở cấp bậc cao hơn soát xét giấy tờ làm việc của nhân viên ở cấp bậc thấp hơn một bậc đồng giấy tờ làm việc của họ được nhân viên ở cấp bậc cao hơn một bậc soát xét. Ngoài ra, đối với các vấn đề phức tạp đòi hỏi cần có sự cân nhắc, đánh giá của các cấp bậc cao hơn thì vấn đề đó cũng được tổng hợp lại và được các kiểm toán viên ở cấp bậc cao hơn người thực hiện soát xét trực tiếp soát xét. Như vậy, cũng giống như quy trình chung của việc soát xét, tuỳ theo mức độ rủi ro của mỗi cuộc kiểm toán mà việc soát xét được thực hiện bởi nhiều cấp bậc với mức độ tập trung soát xét khác nhau trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, trong đó kế hoạch kiểm toán được soát xét và chấp nhận bởi chủ phần hùn trước khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng được thực hiện rất nghiêm túc. Việc soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ngay tại khách hàng cũng được thực thường xuyên, đảm bảo cuộc kiểm toán thu thập được đầy đủ các bằng chứng cần thiết để đưa ra kết luận kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, để đảm bảo công việc soát xét đã được thực hiện đầy đủ, báo cáo kiểm toán chỉ được chủ phần hùn ký và phát hành khi bản tổng hợp soát xét (checklist) đã được hoàn thành theo đúng quy định của Công ty. Ngoài ra, để kiểm soát việc thực hiện soát xét của kiểm toán viên ở cấp bậc dưới, người thực hiện soát xét ở cấp bậc trên có thể căn cứ vào thời gian thực hiện soát xét ghi trên giấy tờ làm việc, đôi khi có thể soát xét lại để đánh giá công việc soát xét.
Do việc soát xét được thực hiện ngay ở từng giai đoạn trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và được thực hiện đồng bộ bởi nhiều cấp bậc kiểm toán viên khác nhau và các giấy tờ làm việc phần lớn đều được thực hiện trên phần mềm (electronic file) nên nhìn chung việc soát xét tại Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả và không mất nhiều thời gian. Đây chính là điểm khác biệt, thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của một Hãng kiểm toán lớn mà các công ty kiểm toán trong nước trong đó có IFC cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.
Còn tại các công ty kiểm toán trong nước và là doanh nghiệp nhà nước, cụ thể, tại Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH Vaco Thành viên hãng Delloite Touch Tomatsu, các thủ tục soát xét cũng đã được chú trọng xây dựng và thực hiện. Đây là một Công ty TNHH một thành viên với phần vốn chủ sở hữu là của nhà nước do Bộ tài chính quản lý, đồng thời Công ty cũng là thành viên của hãng Delloite Touch Tomatsu (DTT), một hãng kiểm toán lớn có phạm vi toàn cầu. Công ty là một trong những công ty kiểm toán trong nước được thành lập đầu tiên (năm 1991) và đã khẳng định được là một trong những công ty kiểm toán trong nước có vị trí hàng đầu tại Việt Nam. Công ty có quy mô tương đối lớn với trụ sở chính tại Hà Nội và các văn phòng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số nhân viên Công ty khoảng trên 400 người trong đó số lượng kiểm toán đăng ký hành nghề khoảng trên 100 người. Khách hàng của Công ty rất đa dạng trong đó có rất nhiều các khách hàng với quy mô lớn, tính chất hoạt động phức tạp như các tổng công ty lớn của nhà nước, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các phương pháp tiếp cận kiểm toán, các quy trình kỹ thuật kiểm toán của Vaco đều thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của DTT, dưới sự giám sát của DTT. Các đặc điểm cơ bản trên của Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế và thực hiện các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty.
Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được quy định, được đào tạo cho nhân viên đầy đủ và được thực hiện tương đối nghiêm túc như sau:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Đối với các cuộc kiểm toán thông thường (rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức trung bình, khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, tính chất hoạt động ít phức tạp),
kế hoạch kiểm toán được lập bởi kiểm toán viên chính (trưởng nhóm kiểm toán) và được chủ nhiệm kiểm toán (trưởng, phó phòng) soát xét trước khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng.
Đối với các cuộc kiểm toán có rủi ro kiểm toán cao hơn mức trung bình, quy mô lớn, hoạt động phức tạp như các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, dự án lớn, kế hoạch kiểm toán sau khi được chủ nhiệm kiểm toán soát xét phải được thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng soát xét, thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng phê duyệt trước khi thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các trưởng nhóm thường xuyên thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của các thành viên khác trong nhóm, chủ nhiệm kiểm toán giám sát cuộc kiểm toán một cách thường xuyên và đồng thời soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên chính.
Đối với các cuộc kiểm toán lớn hoặc có rủi ro trên mức trung bình đã đề cập ở trên, chủ nhiệm kiểm toán có thể đồng thời là trưởng đoàn kiểm toán (bao gồm nhiều nhóm kiểm toán) trực tiếp tham gia công việc kiểm toán tại khách hàng và việc soát xét công việc của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán được thực hiện trực tiếp bởi chủ nhiệm kiểm toán (đôi khi, các phần đơn giản do các trợ lý kiểm toán viên thực hiện thì việc soát xét có thể giao cho kiểm toán viên khác). Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán và soát xét được xử lý kịp thời và tham khảo, trao đổi với thành viên ban giám đốc khi cần thiết.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Vì việc soát xét được thực hiện một cách liên tục ngay tại khách hàng, việc trao đổi thông tin được thực hiện thường xuyên nên khi kết thúc kiểm toán, hồ sơ kiểm toán đã được hoàn thiện và soát xét đầy đủ bởi các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên khác. Hồ sơ kiểm toán sau đó được trình ban giám đốc/bộ phận phụ trách soát xét chất lượng (nếu có yêu cầu) soát xét lần cuối trước khi báo cáo chính thức được phát hành.
Hàng năm, khi kết thúc mỗi mùa kiểm toán, Công ty cũng thực hiện lựa chọn một số khách hàng để thực hiện soát xét chất lượng hàng năm nhằm tổng kết đánh
giá chất lượng kiểm toán nói chung của Công ty cũng như có phương hướng để nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán trong năm tiếp theo.
Có thể thấy rằng, tại Công ty Vaco, việc soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đã được quy định chặt chẽ và thực hiện tương đối nghiêm túc. Các quy định về việc thực thực hiện soát xét tại Vaco cũng đang được IFC vận dụng nhiều. Tuy vậy, đôi khi do áp lực về mặt thời gian, báo cáo kiểm toán được ưu tiên hoàn thiện số một nên việc thực hiện soát xét khác chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình, báo cáo phát hành trước khi hồ sơ kiểm toán được hoàn thiện. Việc hoàn thiện sau này chỉ còn mang tính chất hình thức. Tuy nhiên, Công ty cũng hết sức hạn chế các trường hợp như vậy và thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng là người quyết định trong vấn đề này. Khi thành viên Ban giám đốc buộc việc thực hiện soát xét phải được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình của Công ty mới đồng ý ký và phát hành báo cáo kiểm toán thì các kiểm toán viên sẽ phải cố gắng thực hiện đầy đủ các thủ tục soát xét (dù sẽ phải làm thêm giờ) trước khi phát hành báo cáo. Như vậy điều quan trọng là tất cả các thành viên thuộc mọi cấp bậc phải nghiêm túc, luôn làm việc theo nguyên tắc là thực hiện đúng các quy trình mà Công ty đã đưa ra trong mọi điều kiện.
Tại một công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, do các kiểm toán viên có kinh
nghiệm thành lập và hoạt động, cụ thể, tại Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt
Nam, các thủ tục soát xét được thực hiện chưa đầy đủ khoa học, mặc dù Công ty đã có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các thủ tục soát xét. Đây là Công ty kiểm toán với quy mô nhỏ, được thành lập năm 2002 bởi các kiểm toán viên Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm công tác tại các công ty kiểm toán khác. Tổng số nhân viên chuyên nghiệp của Công ty khoảng trên 40 người trong đó số lượng kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại Việt Nam là khoảng 10 người. Các khách hàng của Công ty chủ yếu là các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Các đặc điểm trên cũng có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và thực hiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Tại Công ty CPA Việt Nam, thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đã được Công ty xây dựng, tóm tắt như sau:
Kiểm toán viên chính (trưởng nhóm kiểm toán) là người lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng do mình phụ trách. Kế hoạch phải được lập đầy đủ theo đúng các nội dung theo quy định của Công ty và trình Ban giám đốc soát xét. Công việc kiểm toán chỉ được thực hiện khi kế hoạch đã được soát xét và phê duyệt bởi thành viên ban giám đốc.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên trong nhóm. Việc soát xét được thực hiện thường xuyên trong quá trình kiểm toán (thường vào cuối mỗi ngày làm việc, ngay tại khách hàng) và phải ký trên các giấy tờ làm việc đã soát xét.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên chính thực soát xét đánh giá các sự kiện sau ngày khoá sổ, đánh giá khả năng liên tục hoạt động, tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá ảnh hưởng của các bút toán không điều chỉnh, lập dự thảo báo cáo kiểm toán. Toàn bộ hồ sơ kiểm toán sau đó được chuyển cho ban giám đốc soát xét.
Ban giám đốc soát xét toàn bộ các công việc đã được thực hiện bởi kiểm toán viên chính, đưa ra các yêu cầu sửa đổi bổ sung đối với các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và báo cáo kiểm toán đã lập. Báo cáo sau khi được ban giám đốc soát xét đầy đủ, được khách hàng chấp nhận sẽ được phát hành chính thức.
Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty là tương đối phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cụ thể trong mỗi cuộc kiểm toán, do hạn chế về mặt chuyên môn của một số nhân viên kiểm toán, các chương trình kiểm toán được xây dựng còn mang tính chất hình thức, không sửa đổi cho từng khách hàng cụ thể nên việc tuân thủ các quy định trên còn nhiều khi chưa được thể hiện đầy đủ: đôi khi kế hoạch kiểm toán chưa được soát xét bởi ban giám đốc trước khi thực hiện kiểm toán, việc soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Soát xét chủ yếu tập trung khi kết thúc cuộc kiểm toán và lập báo cáo và cũng chỉ tập trung vào báo cáo kiểm toán là chính.
Như vậy, về cơ bản, các quy định về các thủ tục soát xét tại các công ty kiểm toán khác nhau cũng không có nhiều sự khác biệt. Nhìn chung, theo quy định của các công ty, việc soát xét phải được thực hiện bởi ba cấp soát xét. Các thủ tục soát xét được thực hiện theo từng bước của quy trình kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo, được thực hiện thường xuyên, cả tại khách hàng và tại văn phòng công ty nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán, ý kiến kiểm toán đưa ra là phù hợp và việc kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả. Tuy nhiên,