Mục tiêu và phương hướng hoạt động của khách sạn Công Đoàn Việt Nam – Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bán sản phẩm qua mạng tại khách sạn công đoàn việt nam – hà nội (Trang 70 - 73)

Việt Nam– Hà Nội trong 3 năm 2006 –

3.2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của khách sạn Công Đoàn Việt Nam – Hà Nộ

Nam – Hà Nội

 Tự do thương mại hoá, hợp tác hoá và cạnh tranh kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu khách quan đang phát triển rất nhanh. Nước ta nói chung, ngành du lịch nói riêng đang từng bước hoà nhập theo xu thế. Trong giai đoạn 2006 – 2010, du lịch Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10 – 20 %/năm, đạt 5.5 – 6 triệu lượt vào năm 2010; khách du lịch nội địa tăng từ 15-20%/ năm, đạt 25 triệu khách vào năm 2010. Thu nhập năm 2010 đạt khoảng 4 – 5 tỷ USD, gấp đôi năm 2005. Hằng năm, hàng trục ngàn khách nước ngoài đến Hà Nội làm việc, tham quan du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn năm 2007 – 2010

STT Năm 2007 2008 2009 2010 1. Lượng khách (nghìn người) - Khách quốc tế - Khách nội địa 1.600 5.800 1.700 6.200 1.850 6.600 2.000 7.000

2. Số ngày lưu trú trung bình (ngày) 5,8 6,0 6,2 6,4

3. Dự báo trung bình 1 khách quốc tế chi tiêu 1 ngày.

160 170 180 200

(Nguồn: ITDR- Viện nghiên cứu phát triển du lịch)

Với thị trường khách du lịch đầy tiềm năng như bảng 3.1. Khách sạn cần có chính sách và chiến lược cụ thể đáp ứng nhu cầu thị trường khách hàng đầy tiềm năng.  Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO khách sạn Công Đoàn Việt Nam đang triển

khai và thực hiện:

* Xây dựng hệ thống phân phối bằng nhiều hình thức.

* Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh mức tăng trưởng về số lượng khách và doanh thu của khách sạn.

* Tiếp tục chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn khách hàng. * Xác định rõ thị trường mục tiêu.

* Tiếp tục xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt hơn đặc biệt là sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong khách sạn.

* Tiếp tục tuyển dụng đào tạo nhân sự trong khách sạn và các chi nhánh để chuẩn bị cho quá trình hội nhập của Việt Nam vào WTO.

* Hoàn chỉnh công tác quản trị.

 Xu thế phát triển của khách sạn Công Đoàn Việt Nam:

* Qua việc nghiên cứu thị trường, khách sạn Công Đoàn Việt Nam đã xác định thị trường mục tiêu của mình là khách nội địa, khách hội nghị, hội thảo, tiệc cưới và khách công vụ theo đoàn.

* Hiện nay khách quốc tế đến với khách sạn chủ yếu là khách Trung Quốc, Thái Lan, trong tương lai khách sạn muốn khai thác thêm thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp. Khách sạn đang đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường khách này để từ đó có chiến lược, chính sách cụ thể đáp ứng nhu cầu của họ.

* Trong những năm qua, khách sạn Công Đoàn Việt Nam cũng đã không ngừng đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, áp dung những biên pháp thu hút khách, nhằm khai thác có hiệu quả. Nhờ vậy mà số lượng khách đến với khách sạn ngày càng tăng và đa dạng qua các năm.

* Tuy nhiên thị trường khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của khách sạn, số lượng khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 70% tổng số lượng khách du lịch của khách sạn, khách du lịch nội địa lưu trú tại khách sạn chủ yếu là

khách công vụ đi theo đoàn, bên cạnh đó một số khách đi vì mục đích khác: tham quan, du lịch, giải trí, thăm người thân.

* Không chỉ có thị trường khách nội địa được khách sạn quan tâm mà thị trường khách quốc tế cũng được khách sạn chú trọng. Đây là thị trường có khả năng thanh toán cao, mang lại nguồn thu không nhỏ cho khách sạn

* Nhà nước ta đã có nhiều quy định và chính sách tạo thuận lợi cho việc thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam. Với thuận lợi đó, khách sạn cần có chính sách, chiến lược mới kết hợp với công tác không ngững nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, đồng thời đổi mới cơ sở vật chất. Như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường khách này. * Ngày 01 tháng 5 năm 2008, khách sạn khai trương 2 chi nhánh tại Kim Bôi- Hoà Bình và tại Sa Pa. Đây là điều kiện để khách sạn tăng doanh thu.

 Mục tiêu của khách sạn trong 2 năm 2009 – 2010

Trong thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng có những khó khăn nhất định. Ban lãnh đạo cũng đạt ra những mục tiêu nhất định trong năm 2009 và định hướng trong 2 năm tiếp theo. Trong đó mục tiêu của khách sạn năm 2009 doanh thu đặt mục tiêu là 84717.05 triệu VNĐ mức doanh thu tăng khoảng 15 % so với năm 2008, với công suất sử dụng buồng phòng ước đạt 80 %. Ước tính mức lợi nhuận đạt khoảng 25% tổng doanh thu. Đây là một bài toán khó cho khách sạn tuy nhiên với kinh nghiêm kinh doanh trong ngành ban lãnh đạo của khách sạn sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong 2 năm tiếp theo, khi tình hình nền kinh tế dần được phục hồi, khách sạn nỗ tăng mức doanh thu cao hơn với mức tăng trên 25%/năm của năm trước, đặc biệt tăng doanh thu từ khối kinh doanh các dịch vụ bổ xung. Khách sạn nỗ lực khai thác các đoạn thị trường mới như thị trường khách Châu Âu, Bắc Mỹ, là những đoạn thị trường với mức thanh toán cao ( khách VIP ) đồng thời tăng chi tiêu của khách cho các dịch vụ khác của khách sạn nhằm tăng doanh thu cho khách sạn từ các dịch vụ bổ xung.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bán sản phẩm qua mạng tại khách sạn công đoàn việt nam – hà nội (Trang 70 - 73)