Hệ thống thuế của nước ta được hình thành và từng bước phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cách Mạng Dân Chủ Nhân Dân và Xã Hội Chủ Nghĩa. Từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế - xã hội luôn có những biến động. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thuế phải luôn luôn căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng để có những sửa đổi, bổ sung.
Ngay sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời non trẻ đã phải đương đầu với những nhu cầu chi tiêu vô cùng to lớn, cấp bách để củng cố chính quyền cách mạng và thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm vụ nặng nề. Mặc dù vậy, Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính phủ đã quyết định xóa bỏ thuế thân, bãi bỏ chế độ độc quyền thuốc phiện, rượu, muối là những chính sách nô dịch của thực dân, phong kiến. Nhà nước ta tạm thời cho duy trì một số sắc thuế cũ dưới thời thực dân Pháp (như thuế môn bài, thuế tiêu thụ thuốc lá, rượu, muối, thuế quan…) trên cơ sở sửa đổi, bổ sung lại một sốđiều cho phù hợp với thể chế của Nhà nước ta. Chủ trương đó đã giảm bớt được khó khăn, tạo được chút niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là nông dân chiếm tới 90% dân số, sẵn sàng chịu đựng mọi hi sinh, gian khổ để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Tuy nhiên, do có nhiều ấn tượng xấu trong nhân dân đối với các loại thuế này nên số thu được không đáng kể.
Nhằm tạo điều kiện vật chất để khắc phục các khó khăn về chống thù trong, giặc ngoài, chống giặc đói, diệt giặc dốt…Với phương châm “Lấy dân làm gốc”, Chính phủ lâm thời đã vận động nhân dân tự nguyện đóng góp cho cách mạng qua “Quỹđộc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễđồng”, “Hũ gạo nuôi quân”, “Đảm phụ quốc phòng”…và vay của dân bằng “Công phiếu kháng chiến”, “Công trái quốc gia”… Những chủ trương đúng đắn đó đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tích cực hưởng ứng. Chỉ riêng Quỹ Độc Lập và Tuần Lễ vàng đã động viên được 20 triệu đồng Đông dương và 370 kg vàng, tương đương với số thuế thân và thuếđiền thổ thu được trong một năm dưới chế độ thực dân, phong kiến. Nhờ vậy, số thu đã đáp ứng được về cơ bản nhu cầu chi tiêu lớn lao, cấp bách trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đến năm 1951, sau Đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ II, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, chính sách tài chính được thực hiện theo phương châm “tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi tài chính”, chuyển từ đóng góp tự nguyện sang đóng thuế công bằng, phù hợp với thu nhập và khả năng của các tầng lớp dân cư. Nhà nước đã ban hành chính sách thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và một số sắc thuế thu bằng tiền như thuế doanh nghiệp, thuế quán hàng, thuế buôn chuyến, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ và tem…với chếđộ quản lý vừa điều tra, vừa kết hợp với “dân chủ bình nghị” để nhân dân tham gia ý kiến, phù hợp khả năng đóng góp thực tế của mỗi người.
Hệ thống thuế này được tiếp tục duy trì và bổ sung cho đến sau ngày Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1961, do yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế quốc doanh ở nước ta có hai chếđộ thu cho Ngân sách khác nhau : chếđộ thuế nông nghiệp, công thương nghiệp áp dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh và chế độ thu quốc doanh, trích nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản, chênh lệch giá…áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Tất cả các loại thuế và thu tài chính nói trên còn được tiếp tục ban hành sửa đổi, bổ sung qua nhiều lần vào các năm 1966, 1968, 1974, 1980, 1983,
1987 và đầu năm 1989 nhằm nâng cao tính hợp pháp và phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng thời kỳ, đặc biệt sau khi hoàn toàn thống nhất đất nước.
Trải qua những năm tháng lịch sử, hệ thống thuế và thu tài chính nói trên đã bảo đảm nguồn thu quan trọng của Ngân sách, phục vụ cho thực hiện những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội - quốc phòng trong từng thời kỳ. Đồng thời đã góp phần bảo đảm sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp, dịch vụ phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể góp phần xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương nghiệp, tư bản tư doanh và kinh tế cá thể.
Phương hướng đổi mới của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý kinh tế và cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật kinh tế khách quan của một nền kinh tế có nhiều thành phần theo hướng bình đẳng trước pháp luật. Nghị quyết Đại Hội lần thứ VI của Đảng cũng đã đạt nhiệm vụ quan trọng cho công tác tài chính trong những năm tới là phải “đổi mới” các chính sách, chếđộ tài chính trước hết là chính sách thuế với mục tiêu cụ thể là : “Điều tiết và phân phối hợp lý các nguồn thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội và bảo đảm quan hệ tích lũy với tiêu dùng phù hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội”. Nhiệm vụđó đòi hỏi hệ thống thuế phải được cải cách nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp dân cư, góp phần thúc đẩy đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta. Trước mắt tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng, lâu dài.
2.1.1- Những mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của cải cách hệ thống thuế của Việt Nam trong thời gian từ năm 1990 đến nay :