Những kết quả đạt được của hệ thống thuế Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 67 - 72)

nhập kinh tế quốc tế :

Công cuộc cải cách hệ thống thuế từ năm 1990 đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay - thời gian triển khai thực hiện các Luật thuế mới và trong quá trình đó có sửa đổi, bổ sung - đã đạt được những kết quả khả quan :

Bảng 4 : Những kết quảđạt được do công cuộc cải cách thuế trong thời gian qua

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003

- Tăng trưởng GDP - Tăng trưởng xuất khẩu - Tăng trưởng vốn huy động - Tăng trưởng vốn đầu tư

- Tăng trưởng thu Ngân sách Nhà nước - Tỷ lệ thu ngân sách/GDP 4,8% 23,3% 34% 4,5% 7,6% 18,6% 6,79% 25% 43,3% 16,2% 15,6% 20,5% 6,89% 4,5% 25,1% 16% 13,5% 21,4% 7,04% 7% 19,4% 12,4% 7,8% 22,3% 7,24% 20,8% 22,7% 18,3% 16,8% 23,4% Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư - Nhìn tổng thể, đã hình thành hệ thống chính sách gồm 9 sắc thuế và một số chế độ phí, lệ phí. Hệ thống chính sách này cơ bản đã bao quát được các nguồn thu, thực hiện tốt nhiệm vụ động viên mà Đảng, Nhà nước đề ra, có tác dụng khuyến khích đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh ; bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Cụ thể :

n Thuế giá trị gia tăng : Sau hơn 6 năm thực hiện Luật thuế GTGT, chúng ta đã đạt được những kết quả sau đây :

ƒ Thuế GTGT thực hiện một cách chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hóa đơn mua hàng để khấu trừ số thuếđã nộp ở khâu trước. Nếu không có hóa đơn mua hàng ghi rõ số thuế GTGT đã nộp của khâu trước thì không được khấu trừ thuế. Vì vậy, thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng phải đòi hóa đơn, khi

bán hàng phải có hóa đơn theo đúng quy định. Thuế GTGT góp phần hạn chế sai sót, gian lận trong việc ghi chép hóa đơn (như ghi nhiều hơn hay ít hơn so với thực trả hoặc thực thu).

ƒ Thuế GTGT góp phần giúp Việt Nam hội nhập với thế giới. Một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong việc hội nhập với các tổ chức này là việc hạ thấp hàng rào thuế quan. Thuế GTGT áp dụng ở khâu nhập khẩu sẽ là hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước và duy trì nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, góp phần bù đắp số giảm thu về thuế xuất nhập khẩu, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thu về thuế, phí và lệ phí với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%.

o Thuế xuất khẩu - thuế nhập khẩu :

ƒ Tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, hàng năm thuế XK, thuế NK thu cho Ngân sách Nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 20% tổng thu của Ngân sách Nhà nước.

ƒ Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

ƒ Góp phần mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại. ƒ Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.

ƒ Góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa trong nước, cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa và cho xuất khẩu.

ƒ Góp phần thực hiện có kết quả đường lối chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tếđất nước.

p Thuế thu nhập doanh nghiệp :

ƒ Bao quát và điều tiết các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng của Nhà nước.

ƒ Thông qua ưu đãi về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm để dành vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

ƒ Từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm sự bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

ƒ Hệ thống hóa những quy định ưu đãi về thuế trong các Luật thuế khác vào Luật thuế TNDN bảo đảm rõ ràng, thống nhất trong thực hiện các chếđộưu đãi thuế.

q Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao :

Qua hơn 14 năm áp dụng, đã đạt được những mặt tích cực không thể phủ nhận như :

ƒ Bước đầu đã tạo cho mọi người dân làm quen với viêc kê khai thu nhập và nhận thức được trách nhiệm vềđóng thuế thu nhập, một loại thuế phổ biến trên thế giới.

ƒ Số đối tượng nộp thuế tăng từ khoảng 90.000 người năm 1994 lên 271.568 người năm 2004 (trong đó người Việt Nam chiếm khoảng 80%).

ƒ Số thu thuế ngày càng tăng lên (năm 1991 chỉ có 62 tỷđồng, thì sau 10 năm đã đạt được là 2.058 tỷ đồng và năm 2004 là 3.521 tỷ đồng, gấp 57 lần số thu thuế thu nhập cá nhân năm 1991).

ƒ Xây dựng biểu thuế thu nhập lũy tiến từng phần đã từng bước bảo đảm được sự công bằng trong phân phối lại thu nhập quốc dân...

- Hệ thống thuế nước ta đã chuyển hẳn từ cơ chế thu Ngân sách trong kinh tế

kế hoạch hóa tập trung, không dựa trên nền tảng là thuế sang thu Ngân sách chủ

yếu dựa vào các Luật thuế (hiện tại, thuế phí chiếm khoảng 95% tổng thu Ngân sách Nhà nước ). Tỷ lệđộng viên GDP vào Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng. Năm 2000 tăng 13,7 lần so với năm 1990, tỷ lệđộng viên so với GDP (năm 1991 đạt 13,1% GDP, năm 2000 đạt 19,7% GDP, năm 2003 đạt 21,8% GDP, năm 2004 đạt 22,8% GDP) và là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Do đó ngoài việc bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên, nguồn thu thuế và phí còn đảm bảo tăng chi hàng năm cho đầu tư, phát

triển, trả nợ nước ngoài, có dự trữ nhà nước và kiềm chế mức bội chi Ngân sách Nhà nước với mức hợp lý.

- Về cơ bản đã xây dựng một hệ thống thuế thống nhất, được Luật hóa, và áp dụng bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Ngay sau cải cách lần thứ nhất, tất cả các sắc thuế đều được ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh nên tính pháp lý của thuế được nâng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển của thể chế kinh tế thị trường. Trong kết cấu định tính của hệ thống thuế, đã hình thành tương đối đầy đủ các sắc thuế cần thiết của một hệ thống thuế hiện đại. Trong đó, các sắc thuế gián thu đánh vào tiêu dùng đã được chú trọng hoàn chỉnh hơn các sắc thuế trực thu. Điều này đã khai thác được ưu điểm “dễ thu” của thuế gián thu, góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước.

- Hệ thống thuế hiện hành cũng đã bước đầu cải thiện công bằng về thuế giữa các tầng lớp xã hội. Xóa bỏ sự phân biệt về nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, tạo ra sự bình đẳng trước pháp luật giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khi thay thế chế độ thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp (phân biệt theo thành phần kinh tế) bằng thuế doanh thu, hoặc thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...(không có sự phân biệt theo thành phần kinh tế).

- Thu hẹp và tiến tới xoá bỏ sự chênh lệch về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với yêu cầu hội nhập, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, chủ động thực hiện chính sách mở cửa để thu hút đầu tư.

- Trong điều tiết vĩ mô, cải cách đã đưa thuế trở thành một trong các công cụ điều tiết vĩ mô sắc bén đối với nền kinh tế - xã hội, được Bộ Tài chính và Nhà nước tích cực sử dụng nhằm góp phần kích thích xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng thu Ngân sách Nhà nước tạo nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

- Hệ thống chính sách thuế từng bước tiến tới đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện giảm chi phí hành chính thuế cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, thúc đẩy tăng cường hạch toán kinh tế trong từng doanh nghiệp cũng như tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp.

- Dưới góc độ hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thuế đã tính đến yếu tố hội nhập khi xây dựng chính sách bảo hộ qua thuế, có bước tiến hòa nhập với môi trường thuế quốc tế; đã ký kết các hiệp định đánh thuế trùng với đa số các nước trên thế giới có quan hệ ngoại giao và kinh tế với nước ta ; đã xây dựng và công bố lộ trình hội nhập quốc tế về thuế khi tham gia APEC, AFTA, chuẩn bị gia nhập WTO...

- Về tổ chức hành thu và công tác hành chính thuế, cải cách thuế đã đổi mới một bước cơ cấu tổ chức hệ thống thuế. Bộ máy thu thuếđược củng cố, kiện toàn. Trên cơ sở sát nhập các Cục thuế quốc doanh, thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, Tổng cục thuế Nhà nước đã được thành lập thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo chếđộ song trùng lãnh đạo...Công tác in, quản lý thuế, công tác kế toán, thanh tra, kiểm tra thuếđã có những bước tiến so với thời kỳ trước.

Đã sắp xếp và củng cố hệ thống tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước, công tác quản lý thuếđã chuyển đổi từ phương thức quản lý trước đây cán bộ thuế làm thay trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh sang đề cao nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc tự tính, tự khai và tự nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế vào Ngân sách Nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; cơ quan thuế tập trung vào hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thu nộp. Đã xóa bỏ chếđộ chuyên quản theo kiểu khép kín ở cơ quan thuế, do đó hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế ngày càng được nâng cao, hạn chếđược tiêu cực.

Nhìn chung, cải cách thuế trong thời gian qua đã hình thành hệ thống chính sách thuế hiện hành với tất cả những thành quả đạt được nêu trên, phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước đồng thời dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới

ngày càng cao hơn, thì hệ thống thuế mới này cũng tồn tại nhiều nhược điểm, khiếm khuyết.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)